Về Mỹ và quan hệ với Mỹ:
Chính sách đối ngoại của CP Mỹ dưới thời TTh Trump đáng tiếc bị chi phối bởi các vấn đề đối nội, nó không phải là chính sách đối ngoại. Mục tiêu của Trump chủ yếu là phá hoại những cái đã đạt được ở thời TTh tiền nhiệm Obama : khởi đầu là hệ thống bảo hiểm sức khỏe cho người dân; kế đến Hiệp ước chống biến đối khí hậu và nay là Thỏa thuận hạt nhân với I-ran. Đối ngoại thực chất phục vụ triển khai những lời hứa hẹn khi tranh cử.
Châu Âu cũng không nên coi Trump là a-ma-tơ hay là người không biết gì. Ông ta đơn giản là có một lịch trình khác, một lịch trình được các vấn đề đối nội thúc đẩy. Tuy vậy chúng ta cũng cần biết điều gì đang xẩy ra ở Mỹ : ngay từ ngày lập nước, đất nước này luôn ủng hộ sự tiến bộ và hiện đại, nay có một chính phủ chống lại những gì tiến bộ; thay vì mở cửa với thế giới thì nay lại cô lập với bên ngoài; thay vì trách nhiệm chung thì nay „nước Mỹ trên hết“; thay vì thương mại toàn cầu công bằng thì nay các cuộc thương lượng buôn bán quốc gia; thay vì tăng cường pháp luật quốc tế thì nay là luật của kẻ mạnh. Hệ quả của những điều trên là xem thường các thỏa thuận đã ký kết, khinh miệt việc đàm phán để tìm ra giải pháp cân bằng lợi ích.
Donald Trump là người đại diện cho những người chống lại những điều tiến bộ. Ông ta nói với những cử tri đầy lo lắng rằng có thể bảo vệ họ chống lại một thế giới văn minh hiện đại đang kết nối mạnh mẽ bằng cách quay trở về bức tường bảo hộ. Đáng tiếc điều này lại đang xẩy ra ở nước mà sau chiến tranh thế giới lần thứ II gắn kết người Đức và người châu Âu vào một liên minh phương Tây với mục đích là ngăn chặn sự xuất hiện trở lại ở Đức và châu Âu những tư tưởng phản động, phản cách mạng như đầu thế kỷ trước. Chính tại đất nước này nay đang lan truyền những tư tưởng phản động.
Tôi (sn 1959) thuộc về một thế hệ đã từng phê phán mạnh mẽ Hoa Kỳ, những cuối cùng cũng nhận ra người Mỹ luôn bảo vệ những tư tưởng về một trật tự phương Tây và sự thống trị của luật pháp. Nay nếu họ chia tay với những điều đó thì không phải chỉ riêng Châu Âu có thể lấp đầy khoảng trống này. Những người khác cũng đang có kế hoạch làm điều này, Trung Quốc với con đường tơ lụa là một chiến lược địa chính trị khác. Vì lẽ đó chúng ta không được phá cây cầu nối với nước Mỹ.
Và vai trò của Châu Âu?
Chính sách mới của Mỹ nguy hiểm cho nền kinh tế Đức khi áp dụng các biện pháp trừng phạt I-ran hay Nga hoặc quay trở lại trừng phạt cả doanh nghiệp châu Âu làm ăn với những nước này. Nhưng hậu quả không chỉ đối với các bên tham gia mà ngay cả đối với nước Mỹ. Thí dụ nếu Mỹ ngừng nhập khẩu thép từ châu Âu thì tôi tin rằng người Châu Âu cũng sẽ không ngồi im mà sẽ áp dụng lệnh cấm nhập nước ép cam từ Mỹ chẳng hạn và sẽ là áp lực lớn đối với bang Florida. Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ mậu dịch thông qua hàng rào thuế quan và cấm vận chắc chắn tác động tiêu cực đến thịnh vượng.
Châu Âu cần làm mọi cách để ngăn cản việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng hai chiến lược : một là chúng ta phải đi đến các bang ở Mỹ nơi có các doanh nghiệp Đức hoạt động để nói rõ họ được lợi như thế nào từ thương mại tự do; phải mời những người lao động và những nghị sĩ đại diện cho họ;và hai là phải làm cho Châu Âu hùng mạnh lên. Hiện châu Âu có điểm yếu là không chỉ không được đánh giá đúng ở Mỹ mà còn cả ở Moscow và Peking. Một châu Âu mạnh là cơ hội duy nhất của chúng ta.
Về quyết định của Mỹ hủy Thỏa thuận hạt nhân với I-ran:
Việc Tổng thống Mỹ dọa rút khỏi một Thỏa thuận hạt nhân đàm phán trong 13 năm mới ký kết được, là việc rất nghiêm trọng, vì sẽ tạo ra mối nguy hiểm to lớn đối với hòa bình thế giới. I-ran sẽ cho phép sản xuất vũ khí hạt nhân và Israel cũng đã tuyên bố sẽ không ngồi nhìn mà sẽ hành động tương tự. Điều này xẩy ra ở một khu vực ngay sát châu Âu và vốn đã rất nhiều điểm nóng. Mặc dù về pháp lý có thể có những khó khăn do Thỏa thuận này đã thông qua thường trực Hội đồng bảo an LHQ, nhưng Trump có thể thông qua những biện pháp cấm vận để de-facto phá hoại việc triển khai Thỏa thuận này.
Hiện tại nhiều doanh nghiệp Đức và châu Âu cũng đã thận trọng khi tiến hành các thương vụ ở I-ran vì lo sợ bị các biện pháp trả đũa, trừng phạt của Mỹ.; các nhà đầu tư lo ngại tình hình an ninh chính trị ở đó sẽ cản trở các hoạt động của họ; nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng không nhận được tín dụng từ các ngân hàng v.v. Vì thế nên có thể cho rằng các biện pháp của Mỹ trực tiếp chống lại mô hình xuất khẩu của Đức.
Như đã nói, ngay cả quan hệ với I-ran thì các vấn đề đối nội ở Mỹ cũng đóng vai trò chủ yếu. Lịch sử cho thấy Mỹ vẫn coi những sự việc xẩy ra năm 1979 là sự xỉ nhục đối với họ; còn I-ran thì cho là Mỹ và Phương Tây can thiệp phá hoại quá trình dân chủ hóa ở I-ran thông qua việc ủng hộ độc tài trị của Vua Schah vào năm 1953 và khi I-rắc tấn công I-ran bằng vũ khí hóa học thì Mỹ và Phương Tây khoanh tay đứng nhìn. Mỹ cho I-ran gây mất ổn định ở Trung Đông v.v. Điều nguy hiểm là việc này làm cho các thế lực cứng rắn ở Tehran càng củng cố lập luận không thể ký kết bất cứ thỏa thuận nào với Phương Tây vì nó sẽ không được tôn trọng. Trong khi việc tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận đã ký kết là điểm rất quan trọng trong đối ngoại. Không có tính ràng buộc pháp lý của các thỏa thuận quốc tế thì mọi cuộc tranh chấp quốc tế không thể nào giải quyết được.
Nhưng trong chính trị luôn có một giải pháp. Châu Âu cần một chiến lược riêng để đối thoại với Trump, trong đó vai trò quan trọng thuộc về Đức, Pháp và Anh. Người Anh hy vọng với Brexit có thể gắn kết chặt chẽ hơn với Mỹ. Nhưng vấn đề là Chính phủ Anh thực sự không biết họ muốn gì. Lời khuyên của tôi là „be carefull“ (hãy thận trọng). Nếu đa số người dân Mỹ có nguồn gốc từ Á, Phi và Mỹ la tinh thì quan hệ với các nước hệ Anglo- Saxon cũng sẽ lỏng lẻo. Cựu TTh Obama từng tuyên bố Mỹ là quốc gia Thái Bình dương. Tương lai của nước Anh vì vậy phải là ở châu Âu.
Người dịch: Nguyễn Hữu Tráng
Chú ý: Chỉ được đăng lại bài và sử dụng ảnh khi có sự đồng ý của tác giả hoặc báo NguoiViet.de!
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...