Hà Nội có hơn 1.400 cây sấu cổ thụ, trồng ở khắp nơi trong thành phố, từ công viên, vườn bách thảo đến những ngõ nhỏ. Nhưng nhiều nhất vẫn là ở phố Phan Đình Phùng,còn được gọi là “phố cây sấu”. Cây sấu có mặt ở Hà Nội từ bao giờ chưa có ai tìm hiểu, nhưng sấu được trồng thành hàng trên các con phố Hà Nội có lẽ từ thế kỷ 19, khi người Pháp lập quy hoạch và xây phố Tây ở Hà Nội. Chính vì vậy mà sấu có nhiều ở dọc những con đường mang dấu ấn của người Pháp như đường Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo... và những cây sấu ấy cũng có tuổi đời hàng trăm năm, đã chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của mảnh đất kinh kỳ.
Các món ngon từ Quả Sấu đã trở thành một nét không thể thiếu trong ẩm thực của người Hà Nội mỗi dịp hè về.
Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2 - 3 tháng (từ tháng 6 - 9 hàng năm), quả tròn, vị chua, khi non da màu xanh mướt, sấu chin có màu vàng sẫm. Từ xanh đến chín vàng đều chế biến ra những món ăn hấp dẫn, làm ô mai, sấu dầm, nấu canh chua, đem ngâm mắm ớt hay ngâm đường... mỗi cách chế biến khác nhau lại đem đến cho người thưởng thức những hương vị khác nhau.
Quả sấu non sau khi gọt vỏ, rửa sạch, được cho vào một bát ngâm nước mắm nguyên chất , sau đó cho thêm ít ớt, chỉ 3 ngày sau là có thể ăn được. Nước mắm ngâm sấu làm nước chấm rau muống hoặc cho vào nấu canh rất ngon, còn quả sấu có vị mặn, cay ăn kèm với mì hoặc cơm (thay cà) cũng rất tuyệt.
Trong cái nắng hè oi bức ở Hà Nội chỉ thèm một bát nước canh rau muống dầm sấu, một bát canh sấu nấu với thịt nạc, thêm ít hành hoa, cầu kỳ hơn là một bát canh chua với đầu cá trắm thêm một chút rau sống, ...vị chua thanh, đậm, mát của quả sấu, khiến cho người thưởng thức tan nhanh nóng nực ngày hè.
Một trong những đồ uống được du khách lựa chọn nhiều trong những ngày này là nước sấu. Cách làm thứ nước uống này cũng khá cầu kỳ. Chọn những quả sấu bánh tẻ, da xanh nhạt, cùi dày, vỏ hơi sần và không bị bầm dập. Lấy dao bổ quả sấu, tách cùi và hạt ra rồi đem ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua để cùi sấu trắng, giòn, nhưng vẫn giữ được vị thơm và chua của quả sấu. Sau khi ngâm, vớt sấu ra rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội, để quả khô ráo rồi cho vào lọ. Nước đường và gừng đập dập cho vào nồi đun sôi, để nguội, sau đó đổ vào bình đựng sấu để khoảng 2 ngày là dùng được. Chỉ cần một vài quả sấu ngâm, vài thìa nước sấu, chút nước lọc và vài viên đá lạnh... thế là thành cốc nước sấu mát lịm, vừa ngon, vừa rẻ. Nước sấu đã trở thành đặc sản, món quà quý của người Hà Nội.
Rất nhiều người khi xa Hà Nội trong hành trang thường có một vài gói ô mai sấu làm quà. Đây vẫn được coi là món quà quý người Hà Nội gửi bạn bè, người thân ở phương xa. Và mỗi khi có việc phải đi xa, cùng với nỗi nhớ hồ Gươm, nhớ Tháp Bút, Văn Miếu, người Hà Nội còn nhớ cả vị chua dịu, vị thơm mát của quả sấu.
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...