Thời gian vừa qua, theo dõi những bài viết trên Thoibao.de, chúng tôi nhận thấy một số thông tin xuyên tạc, suy diễn.
Nhận lời mời của Thủ tướng Angela Merkel, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân thăm CHLB Đức và tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại TP Hamburg từ ngày 5-11/7, sau đó Thủ tướng cùng phu nhân sẽ thăm chính thức Hà Lan.
Trên Thoibao.de xuất hiện bài viết tiêu cực về chuyến thăm Đức của Thủ tướng. Bài viết được nhiều trang mạng xã hội trong và ngoài nước trích đăng lại và dường như có ai đó cố tình phát tán những thông tin này trên mạng xã hội Facebook bằng hình thức trả tiền quảng cáo.
Cũng từ đó nhiều bài viết, bình luận trên các trang mạng là sự duy diễn có chủ ý gắn với sự kiện tòa án Việt Nam vừa kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vi phạm pháp luật mà họ rêu rao là vi phạm nhân quyền.
Sự suy diễn, gán ghép lái vấn đề sang hướng khác làm đánh lạc suy nghĩ chính là cách làm báo giả dối, thiếu khách quan, chỉ có thực tiễn mới là quan tòa phán xét công tâm. Bất cứ một sự gán ghép, che giấu nào cũng bị phanh phui trước ánh sáng.
Sự kiểm chứng thông tin trong thời đại ngày nay không có gì khó, nhất là trong thế giới phẳng này. Uy tín của một tờ báo chính là sự trung thực khách quan. Một tờ báo mang sứ mệnh cung cấp thông tin cho đồng bào mình ở xa tổ quốc điều đó lại càng quan trọng.
Cộng đồng người Việt ở Đức hiện nay tương đối đông, khoảng 100.000 người. Họ cần cù làm ăn, tuân thủ luật pháp nước bạn; đại đa số tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giao lưu, gặp gỡ do cộng đồng tổ chức.
Dân số người Việt tại Đức tương đối trẻ tuổi so với trung bình và các nhóm người thiểu số khác. Họ tích cực đóng góp xây dựng quê hương thứ hai của mình đồng thời luôn hướng về quê hương. Nhu cầu được cung cấp thông tin trung thực khách quan về tình hình đất nước, những sự kiện chính trị, tình hình phát triển đất nước… trở thành nhu cầu thường xuyên. Nó là sợi dây kết nối tình cảm, là mong mỏi của mỗi người con xa xứ. Và Thoibao.de đã phần nào làm được điều đó.
Ở trong nước, không chỉ riêng những gia đình có con em đang sinh sống làm việc học tập tại Đức mong mỏi được tìm hiểu về tình hình nước Đức mà ngay cả độc giả cả nước cũng muốn tìm hiểu về nước Đức nơi mà tình hữu nghị truyền thống đã gắn bó hai dân tộc từ lâu đời.
Và cũng chính vì nhu cầu như vậy nên vào năm 2014 VietNamNet và Thoibao.de đã thống nhất trao đổi thông tin với nhau. Về phía VietNamNet cung cấp các nội dung dưới dạng bài viết, video, hình ảnh về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, những chủ trương chính sách mới nhất về kinh tế, giáo dục, văn hóa… Và ngược lại, Thoibao.de cũng cung cấp tình hình kinh tế văn hóa xã hội và các nội dung do báo VietNamNet yêu cầu.
Việc trao đổi thông tin giữa hai báo là cho mục đích hợp tác hữu nghị và hợp tác báo chí. Bản hợp đồng này có hiệu lực trong vòng một năm, kể từ 20/11/2014. Như vậy có thể thấy những nội dung thỏa thuận đều rất rõ ràng nhằm nâng cao sự hiểu biết tình hình đất nước là sợi dây kết nối cho bà con người Việt ở Đức.
Tuy nhiên do nhận thấy Thoibao.de liên tục đăng nhiều thông tin không chính xác, thiếu kiểm chứng nên báo VietNamNet đã chấm dứt hợp tác với Thoibao.de.
Tấn Đăng
Nguồn tin: VietNamNet
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Phản động ... Phản động ... Thế nao gọi là phản động , tại sao lại còn những lớp người rất ấu trĩ , đoc báo thì xem sét và nghe bằng hai tại ,thiết nghĩ đẫ sang đến tận đây và đc sống trong một nhà nước pháp quyền mà còn bị chúng nó lừa bịp , bưng bít đe dọa ...v..v ...
Bài này ít người biết đến:
http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2017/07/giang-mac-e-ro-va-co-lo-mo-vo.html?m=1
THỜIBÁO.DE - MỘT TỜ BÁO PHẢN BỘI TỔ QUỐC ,
Thoibao.de, được biết đến là Tờ Báo lớn nhất của Cộng đồng người Việt tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, chính tờ báo này một thời đã hướng về quê hương đất nước có những bài viết mang tính xây dựng, bằng những thông tin hữu ích phản ánh trung thực về đất nước. Đồng thời, cũng là sợi dây kết nối giữa cộng đồng người Việt xa quê hương với Tổ quốc.
http://www.sandinhblog.com/2017/07/thoibaode-mot-to-bao-phan-boi-to-quoc.html
@do Stuttgart: Bạn đang sống trong thời kì nào, ở đất nước nào mà vẫn giữ được quan niệm ... "yêu nước phải gắn liền với yêu CNXH (yêu Đảng, yêu chế độ)" vậy? Theo bạn có lẽ tất cả cái gì không mang yếu tố đó là phản động hết. Xin chia buồn cùng bạn và những người có suy nghĩ như bạn!
Ngày 11/7, thoibao.de đăng tải bài viết "Truyền thông quốc tế kinh ngạc khi quan sát ông Phúc nghe nhạc bên lề G20" của Lê Trung Khoa, trong đó Lê Trung Khoa trích dẫn bài báo của trên tờ Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) cho rằng, tờ báo này đã quan sát và bình luận thẳng thắn về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trích nguyên văn "lúc ông này được mời tới thưởng thức nghệ thuật cao cấp của phương tây, họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ông Phúc có những cử chỉ lạ, gây ồn ào ảnh hưởng đến bà Thủ tướng Đức và các nguyên thủ quốc gia dự hội nghị G20". Cùng với đó, thoibao.de đăng tải đoạn video clip "ông Phúc liên tay quạt xoành xoạch trong buổi hòa nhạc" làm dẫn chứng cho bình luận của Tờ Nam Đức.
Nếu chỉ là một độc giả thường xuyên của thoibao.de thì chắc hẳn rằng, ai cũng sẽ "tin" những bình luận kia là đúng. Nhưng tác giả bài báo đã nhầm khi những thủ đoạn "cắt, ghép" để có được clip với nội dung "hoàn hảo" kia không qua được mắt những độc giả sáng suốt. Trên thực tế, đoạn mô tả Thủ tướng Việt Nam được tác giả Trung Khoa trích từ 1 câu duy nhất trong cả bài báo dài 2 trang nhan đề "Trump und der falsch verstandene Beifall" (tạm dịch: Ông Trump và cái vỗ tay hiểu lầm) ngày 8/7 của Tờ Nam Đức với nội dung chính là mô tả không khí buổi hòa nhạc ở nhà hát Elbphilharmonie tại Hamburg. Nhân vật được mô tả nhiều nhất là Tổng thống Mỹ Donald Trump và nội dung châm biếm nhất là về bà Ngoại trưởng Canada khi tờ báo này viết "bà Ngoại trưởng Canada còn gác cả chân và giày lên ghế đằng trước trong suốt buổi hòa nhạc". Đoạn nói về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ là một dòng ngắn và không có hàm ý xấu. Nếu ai đọc cả bài của báo Nam Đức sẽ thấy tác giả chỉ sử dụng giọng văn bông đùa chứ hoàn toàn không nhắm vào ai với dụng ý xấu. Như vậy, những nhận xét mà tờ thoibao.de đưa ra như trên hoàn toàn là xuyên tạc, không đúng những gì báo Nam Đức đã viết và cho thấy dụng ý „bẩn“ của Lê Trung Khoa.
Về chi tiết tờ thoibao.de đưa ra rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng tờ chương trình để quạt trong video clip đầy đủ về buổi hòa nhạc được phát trên kênh Youtube (G20 live concert). Đúng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có dùng tờ chương trình để quạt nhưng Lê Trung Khoa suy diễn thành "Người ta hy vọng bà Thủ Tướng Đức không khó chịu đằng sau gáy, vì ông Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, người ngồi ngay sau bà Merkel, cứ không ngừng phe phẩy quạt bằng quyển chương trình" thì đó thật sự là "sự dối trá" và "bịa đặt hoang tưởng". Và nếu không có đoạn video G20 Live Concert (dài hơn 1 tiếng 30 phút, có thể dễ dàng tìm kiếm trên Youtube) thì có lẽ một lần nữa những độc giả của thoibao.de vẫn sẽ có cái nhìn như tác giả bài viết và "mục đích" hạ thấp uy tín Thủ tướng Việt Nam của Lê Trung Khoa sẽ đạt được.
Để chứng minh cho sự thật "dối trá" này, xin mời độc giả vào kênh Youtube theo các link
https://www.youtube.com/watch?v=tYFv3iOqI3w
(Phút thứ 3´´66) hoặc clip full:
https://www.youtube.com/watch?v=KxWLd8bOg4I&t=5683s
(Phút 8.24, 9.34, 10, 10.18, 18.21.v.v...).
Trong các đoạn video này, hầu hết các nhà lãnh đạo từ Thủ tướng Merkel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Tổng thống Argentina và nhiều nhà lãnh đạo khác đều sử dụng từ chương trình để quạt nhiều lần. Phải chăng, nếu đúng ý như Trung Khoa suy diễn thì có lẽ tất cả các nhà lãnh đạo ngồi trước hoặc ngồi sau các vị dùng quạt sẽ "khó chịu" đến từng nào. Một lần nữa, Lê Trung Khoa lại sử dụng „biệt tài“ cắt ghép hình ảnh để phục vụ mưu đồ đen tối của mình.
@Phan An: Trên internet, có bản kê khai tài sản con rể Thạc sỹ Kinh tế, Thủ tướng Phúc (trước khi ông Phúc lên làm thủ tướng), khi ông ta lên đảm nhiệm chức vụ trưởng.
Quả thật bất ngờ, vì tài sản quá khùng.
Câu hỏi: liêu ông ta, có núp bóng phó TT Phúc lúc đó ?
@Phan An: Theo links ĐG đưa ra tôi thấy khán giả quạt hay phe phẩy trước khi tiếng nhạc cất lên thì ở 1 rạp hát có ai nói gì đâu. Còn phút 18.21 thì đúng có cảnh ông Juncker phe phẩy 1, 2 cái cũng không đủ để TG đưa làm ví dụ bênh TT được, vì TT phe phẩy nhiều và báo Südeutsche Zeizung có đăng và theo tôi Lê Trung Khoa không bịa đặt (nổi). Còn phe phẩy hoài sau khi nhạc đã bắt đầu mà nói Thời báo "xuyên tạc, bịa đặt, cắt ghép, hoang tưởng …“ thì sợ rằng TG không thuyết phục được bạn đọc, nếu ai đó chịu khó tra những cảnh TG nêu. Tóm lại về cá nhân tôi thú thực không thiện cảm với Lê Trung Khoa vì Thời Báo có khác Nguoiviet.de là ai phản biện không vừa ý là thoibao.de không đăng (nhận xét cá nhân), tuy nhiên buộc tội cho ai đó phải chính xác mới thuyết phục được người khác!
Trong những ngày qua, sự kiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm Đức và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trong và ngoài nước. Trong khi dư luận truyền thông trong nước và một số tờ báo tại Đức đánh giá cao về chuyến thăm này, thì một số tờ báo - trước nay vẫn được coi là "tờ báo của cộng đồng người Việt tại Đức" như thoibao.de đã "tung ra" nhiều bài viết của Lê Trung Khoa có những góc nhìn, đánh giá "bới móc", sử dụng thủ đoạn „cắt ghép“ nội dung, hình ảnh, thậm chí "xuyên tạc, bịa đặt“ nhằm làm xấu hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong mắt dư luận cộng đồng người Việt tại nước ngoài.
Là một độc giả, tôi rất bức xúc khi đọc các viết gần đây của trang thoibao.de xuyên tạc chuyến thăm Đức của Thủ tướng. Đồng thời là người biết tiếng Đức, tôi đã đối chiếu bản gốc tiếng Đức với nội dung của thoibao.de và thấy thoibao.de đã cố tình xuyên tạc, cắt ghép nhiều nội dung, hình ảnh nhằm mục đích xấu.