Ngày 8-5-2018, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin trên báo chí nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Việt Nam hết sức quan ngại trước các thông tin nêu trên và khẳng định mọi hoạt động quân sự hóa, bao gồm cả việc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và không có lợi cho nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông hiện nay (COC).
Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc với tư cách là quốc gia lớn ở khu vực và thế giới, thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông, không tiến hành quân sự hóa, rút các trang thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc".
Đài CNBC của Mỹ ngày 2-5 đưa tin từ các nguồn tin thân cận với các báo cáo của tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc đã lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm và hệ thống tên lửa đất đối không cho 3 tiền đồn của nước này trên biển Đông. Cụ thể, tên lửa được chuyển tới Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn trong vòng 30 ngày qua. Động thái trên sẽ đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc triển khai trái phép tên lửa đến quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Khi được hỏi về thông tin trên, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders hôm 3-5 cho biết: "Chúng tôi nhận thức rõ các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên biển Đông. Chúng tôi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về việc này và sẽ có những hệ quả trong ngắn hạn và dài hạn". Tuy nhiên bà Sanders không nói hệ quả đó có thể là gì.
Úc và Philippines ngày 4-5 đã bày tỏ quan ngại trước cáo buộc Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) ở biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop cho rằng: "Việc triển khai hệ thống tên lửa trái với tuyên bố không quân sự hóa trên các thực thể ở biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc rõ ràng có trách nhiệm với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tức phải bảo đảm hòa bình và an ninh trên thế giới" - bà Bishop nhấn mạnh. Theo hãng tin Reuters, nữ bộ trưởng cho rằng bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông đều đi ngược lại trách nhiệm đó.
Theo Defence News, tầm bắn của Ỵ-12B đạt gần 550km, như vậy về lý thuyết nó cho phép Trung Quốc nhắm đến mọi tầu nổi trong vòng cung trải dài từ bờ biển miền Trung Việt Nam đến bang Sabah miền đông Malaysia và đảo Palawan của Philippines.
Như báo điện tử Một Thế Giới đã đưa tin, các nguồn tình báo Mỹ tiết lộ trong vòng một tháng qua, Trung Quốc lén lút triển khai trên 3 cơ sở ở Trường Sa (đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp) hệ thống tên lửa chống hạm YJ-12B cho phép tấn công các tàu nổi trong phạm vi 295 hải lý (gần 550 km) và hệ thống tên lửa phòng không là HQ-9B, được tính toán có khả năng nhắm mục tiêu là máy bay, kể cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý (gần 300 km).
Trang Defence News trong bài viết đăng hôm 4.5 đã phân tích hành động trên của Trung Quốc có thể đe dọa đến an ninh trong khu vực. Trang Defence News dẫn lời Collin Koh, chuyên gia về Chương trình an ninh hàng hải tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore nói với Defense News rằng sự hiện diện của tên lửa nêu trên cho thấy Trung Quốc coi các hòn đảo nhân tạo (mà họ chiếm đóng phi pháp) là những nơi có giá trị chiến lược cao và xứng đáng phân bổ các nguồn lực để phòng vệ (thực tế là ngoan cố chiếm đóng phi pháp). Trên các đảo, đá mà họ chiếm đóng trái phép, Trung Quốc đã tích cực cải tạo để triển khai sân bay, nơi chứa tàu, căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng hỗ trợ quân sự và giờ là lắp đặt tên lửa.
Về tên lửa phòng không HQ-9B thì Defence News cho rằng nó được Trung Quốc chế tạo nhái theo hệ thống phòng không S-300 của Nga. Với HQ-9B có tầm bắn gần 300 km, Trung Quốc tự tin có thể đối phó với mọi máy bay trên bầu trời quần đảo Trường Sa.
Còn tên lửa đối hạm YJ-12B còn nguy hiểm hơn khi nó có thể vươn tới lãnh thổ các nước trong khu vực. Theo Defence News, tầm bắn của YJ-12B đạt gần 550 km thì về mặt lý thuyết, nó cho phép Trung Quốc nhắm đến mọi tàu nổi trong một vòng cung trải dài từ bờ biển miền Trung Việt Nam, đến bang Sabah phía đông của Malaysia và đảo Palawan của Philippines.
Đối với Mỹ, các tên lửa của Trung Quốc đặt phi pháp ở Trường Sa cũng sẽ khiến các tàu chiến, tàu bay của Lầu Năm Góc căng thẳng hơn khi muốn thực thi quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Thực không dễ chịu gì khi bạn phải hành quân trong tầm ngắm bắn của một ai đó.
Tháng trước, báo Mỹ cũng đưa tin khẳng định Trung Quốc đã cài đặt thiết bị làm nhiễu tín hiệu ở Trường Sa. Điều này không gì khác ngoài việc khiến máy bay của Mỹ bị mất tín hiệu liên lạc khi bay qua Biển Đông. Trung Quốc đang thực sự thách thức Mỹ nhưng theo chiến thuật giữ hành động khiêu khích dưới lằn ranh đỏ, đủ để Mỹ dù tức giận nhưng chưa đến mức phản ứng quyết liệt. Và khi cộng đồng thế giới không phản ứng đúng mức thì Trung Quốc cứ việc lấn tới, leo thang trên Biển Đông.
Đầu năm nay, Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương Harry Harris đã trình bày với Quốc hội Mỹ rằng việc củng cố sức mạnh quân sự ấn tượng của Bắc Kinh, bao gồm cả việc theo đuổi vũ khí siêu âm, có thể thách thức Mỹ trên hầu hết mọi phương diện".
"Trong khi một số người suy nghĩ rằng hành động Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông là kiểu chủ nghĩa cơ hội, còn tôi thì không. Tôi xem chúng như là hành động có sự phối hợp, có phương pháp và có chiến lược, sử dụng sức mạnh quân sự và quyền lực kinh tế của họ để xóa bỏ trật tự quốc tế tự do và cởi mở". Harris phát biểu trước Ủy ban Quân vụ của Thượng viện.
NguoiViet.de tổng hợp từ NLĐO và sputniknews
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...