>> Nguyễn Hữu Tráng (Berlin): CUỘC BẦU CỬ NHIỀU MẦU SẮC Ở ĐỨC
Kết quả bầu cử sơ bộ vừa được kênh truyền hình quốc gia ZDF công bố lúc 20 giờ 09 (xem ảnh trên) cho thấy bộ đôi Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo CDU và Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo CSU đã dẫn đầu cuộc đua với 32,8% số phiếu, bỏ xa Đảng Dân chủ Xã hội Đức SPD về nhì với 20,8%.
Cũng ở kết quả này, chú ý nhìn vào dòng dưới cùng thể hiện số phần trăm tăng hay giảm so với số phiếu thu được ở lần bầu cử trước (2013) ta sẽ thấy, tuy giành được chiến thắng nhưng thực chất liên minh CDU/CSU lại là đảng phái bị mất nhiều phiếu nhất với 8,7%, chỉ còn lại 32,8% so với 41,5% của năm 2013. Đây là kết quả kém nhất của liên minh này kể từ năm 1949. Đảng SPD hiện đang trong liên minh cầm quyền của chính phủ hiện tại cũng bị giảm tới 4,9% số phiếu và phải nhận kết quả bầu cử tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong khi đó đảng cực hữu AfD mới chinhs là người nhận thắng lợi lớn nhất, khi tăng được nhiều phiếu nhất với 8,4%. Như vậy, điều lo ngại lâu nay đã trở thành sự thật khi đảng cực hữu AfD đã vượt qua Linke để trở thành đảng mạnh thứ ba trong quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên một đảng cực hữu có tư tưởng thân phát xít vào được quốc hội liên bang, một sự kiến chấn động, rất đáng lo ngại qua cuộc bầu cử quốc hội Đức lần này.
Việc tất cả các đảng trong chính phủ hiện tại đều mất phiếu và đảng cực hữu AfD dành thắng lợi vang dội cho thấy sự bất bình của người dân Đức đối với chính sách của chính phủ trong thập kỷ vừa qua và là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự trở lại nguy hiểm của những tư tưởng cực đoan và bài ngoại.
Dự kiến số ghế sẽ được phân chia cho các đảng phái trong Quốc hội mới của Đức
Ngoài các đảng đang có mặt trong quốc hội Đức hiện nay là CDU/CSU, SPD, Linke và Grüne còn có 2 đảng khác sẽ góp mặt thêm trong Quốc hội mới được bầu lần này (vì đã vượt qua ngưỡng tối thiểu 5% số phiếu bầu) là Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) và Đảng Sự lựa chọn cho nước Đức (AfD).
Vì khả năng CDU/CSU liên minh với đảng cực hữu AfD là không thể tưởng tượng được, nên về lý thuyết chỉ có thể xảy ra hai khả năng liên minh để thành lập chính phủ mới, là liên minh "đen, vàng, xanh" và liên minh "đen, đỏ" như sau:
Tuy nhiên, do lãnh đạo SPD đã thừa nhận thất bại và tuyên bố không muốn tham gia chính phủ mới để thực hiện tốt vai trò của một đảng đối lập nên bà Merkel chỉ còn lựa chọn duy nhất là "Jamaica" cho chính phủ Đức sắp tới.
"Jamaica" là từ được báo chí Đức hay dùng để nói tới liên minh "đen, vàng, xanh", vì quốc kỳ của Jamaika có 3 mầu đen, vàng và xanh, tương ứng với CDU/CSU (đen), FDP (vàng) và Grüne (xanh). Tuy nhiên đây cũng là vấn đề khó khăn vì 3 đảng này ít khi thống nhất được với nhau và chưa bao giờ liên minh vơi nhau ở cấp liên bang.
Lương Đình Cường - NguoiViet.de
"Merkel sẽ ra đi và ông Lachet, đang là thủ hiến bang NRW làm thủ tướng". Tin vịt hay nhận thức nhảm nhí. Cũng vì khả năng như thế mà có lẽ bạn vẫn còn đi Putzen!
Đã có kết quả khá chính xác.
Jamaica sẽ hình thành.
Nhưng có lẽ, thỏa hiệp là Merkel sẽ ra đi và ông Lachet, đang là thủ hiến bang NRW làm thủ tướng!
CDU mất quá nhiều phiếu!