Trong quá trình vận động tranh cử và sau khi trúng cử Tổng thống, ông Donald Trump luôn lấy thâm hụt thương mại quốc tế làm chủ đề để công kích những bạn hàng truyền thống. Ông cũng xây dựng hình ảnh một “nước Mỹ yếu thế” bị bắt nạt ở khắp nơi khiến công nhân, nông dân Mỹ gánh chịu nhiều thiệt hại từ trước đến nay. Quan trọng hơn, ông không chỉ công kích và đe dọa áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, “kẻ thù chính” khiến ngành sản xuất nhôm và thép nước mình không phát triển được, mà còn nhằm vào các đồng minh thân cận ở châu Âu.
Vậy thực hư của câu chuyện này là như thế nào? Liệu Mỹ có thực sự là “nạn nhân” của Đức và châu Âu hay không?
Quán quân xuất khẩu Đức
Không thể phủ nhận Đức hiện đang là quán quân xuất khẩu trên thế giới và thực tế, xuất khẩu là trụ cột chính của nền kinh tế Đức nói chung. Riêng trong năm 2017, thặng dư thương mại toàn cầu của Đức đạt mức 290 tỷ Euro. Xuất khẩu của Berlin sang Mỹ và các nước EU khác nhiều hơn rất nhiều so với khối lượng nhập khẩu của nước này. Năm 2017, Đức xuất sang Mỹ 111 tỷ Euro giá trị hàng hóa, chiếm 1/10 tổng xuất khẩu của Đức, riêng xe hơi đã là 20 tỷ Euro, trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ chỉ 61 tỷ Euro. Tổng thống Donald Trump luôn bức xúc với 50 tỷ chênh lệch và tìm mọi cách đánh vào ngành sản xuất xe hơi Đức. Ông nói “không muốn nhìn thấy xe của Đức tại Đại lộ số Năm ở New York”.
Việc hàng hóa của Đức chất lượng cao tràn ngập thị trường thế giới, nhất là xe hơi, máy công nghiệp… bây giờ không chỉ là niềm tự hào của ngành công nghiệp Đức, mà còn trở thành “nỗi khổ” của... người giàu. Không chỉ Tổng thống Mỹ khó chịu về điều đó mà ngay ở châu Âu, nhiều thành viên EU cũng đã phản ứng. Gần đây nhất, Chính phủ mới ở Italy còn đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa.
Tương tự, từ năm 2010 cựu Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Pháp Christine Lagarde đã phê phán kịch liệt thặng dư thương mại từ Đức và cho rằng, kinh tế Đức phát triển dựa trên thua thiệt của nước khác. Ngay cả khi trở thành Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), bà vẫn tiếp tục duy trì quan điểm này trong suốt năm 2017, đồng thời yêu cầu Đức phải tăng cường đầu tư nội địa và trong EU để kích thích các nền kinh tế khác cùng phát triển.
Đánh giá của bà được phía Đức hiểu là gián tiếp “kề vai sát cánh” với Mỹ chống lại chính sách kinh tế thương mại của Đức. IMF và EU cho rằng, thặng dư thương mại của một quốc gia ở mức liên tục trên 6% của nền kinh tế nước đó, là nhân tố gây mất ổn định của những quốc gia khác do thâm hụt thương mại và nợ nần.
Đáng chú ý, khi còn là ứng viên Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron cũng từng phê phán Đức hưởng lợi từ sự mất cân bằng trong khu vực đồng Euro và điều đó “không hề tốt cho bản thân kinh tế Berlin, cũng như các nền kinh tế khác trong EU”. Những yêu cầu tương tự về việc Đức cắt giảm xuất khẩu để hạ mức thặng dư thương mại với nước khác khiến cho giới chính trị và kinh tế Đức tỏ ra “khó hiểu”. Trong một tài liệu nghiên cứu của Bộ Tài chính Đức năm 2017, Chính phủ cho rằng Nhà nước không hề điều tiết kết quả sản xuất kinh doanh, còn thặng dư xuất khẩu chủ yếu từ nền kinh tế mạnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Thực tế sự “mất cân bằng” giữa Mỹ và Đức?
Tổng thống Trump không phải không có lý khi ông nói hiện nay EU và Đức áp dụng mức thuế cao hơn Mỹ rất nhiều, nhằm bảo vệ thị trường nội địa, đi ngược với tự do hóa thương mại. Chuyên gia về thương mại Gabriel Felbermayr khẳng định trong một tài liệu nghiên cứu là “bình quân thuế ở Mỹ thấp hơn” ở EU, trong đó có những mặt hàng thuế ở EU cao hơn hẳn. Thí dụ thuế áp cho xe hơi nhập khẩu vào EU là 10%, trong khi thuế nhập xe hơi vào Mỹ chỉ 2,5%. Tương tự là mức thuế áp dụng cho các mặt hàng nông nghiệp, trừ mặt hàng sữa Mỹ áp thuế đến 20%.
Tuy nhiên, nếu không phụ thuộc vào thuế suất đối với một số mặt hàng nhất định có sự chênh lệch giữa EU và Mỹ, liệu con số 550 tỷ USD thâm hụt hàng năm, với riêng năm 2017 là 811 tỷ USD trong cán cân thương mại mà Tổng thống Donald Trump đưa ra để lý giải cho quyết định phát động một cuộc chiến thương mại nhằm vào EU nói riêng và thế giới nói chung, có hợp lý?
Cũng theo Viện Nghiên cứu Thương mại München (IFO) thì con số trên chỉ là một nửa sự thật. Dữ liệu này được thu thập thông qua thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều với Mỹ. Tuy nhiên, những con số này hoàn toàn chưa đề cập đến dòng tiền luân chuyển giữa Mỹ và thế giới trong các hoạt động trao đổi dịch vụ. Nếu tính cả những khoản mà các công ty dịch vụ ngân hàng, các công ty Internet, du lịch… phải chuyển cho phía đối tác ở Mỹ thì tính riêng năm 2017, cán cân đã nghiêng về phía Mỹ 51 tỷ USD.
Nếu tính cả dòng tiền mà các công ty con ở châu Âu của những “Đại gia công nghệ” Mỹ như Apple, Facebook, Google hay tập đoàn bán hàng trực tuyến khổng lồ Amazon chuyển về Mỹ, thặng dư của Mỹ đã đạt đến mức 106 tỷ USD. Số tiền mà công dân Mỹ đang sinh sống ở châu Âu chuyển về nước cũng lên tới hàng chục tỷ USD, khiến cán cân thanh toán nghiêng về Mỹ đến 14 tỷ USD một năm. Do đó, nếu Washington áp mức thuế phạt đối với hàng hóa từ Đức, thì trong tay Brussels và Berlin cũng sẽ có “vũ khí dự phòng”, đó là chế tài đối với các công ty, tập đoàn công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng của Mỹ tại châu Âu.
Nếu ngành sản xuất xe hơi là trọng tâm của kinh tế Đức và là nguồn xuất khẩu chính sang Mỹ thì chắc chắn dịch vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin sẽ là “điểm yếu” của kinh tế Mỹ trong tay những nhà hoạch định chính sách châu Âu và Đức, để đáp lại lệnh trừng phạt của Tổng thống Trump, nếu chiến tranh thương mại toàn cầu bùng nổ. Khi đó, EU, Đức và cả nền kinh tế Mỹ đều phải chịu thiệt hại. Đáng ngại hơn, người tiêu dùng các nước, vốn trực tiếp thụ hưởng thành quả của công nghệ và tự do hóa thương mại, cũng sẽ lĩnh hậu quả.
Nguyễn Hữu Tráng
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...