Chiến lược đối ngoại
Tôi muốn trích dẫn Herfied Münkler (tác giả cuốn sách về cuộc chiến tranh 30 năm) điều chúng ta đang thiếu chính là suy nghĩ về một chiến lược đối ngoại. Chúng ta cũng không thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế là 70 năm qua nhiều “tay chơi” toàn cầu đã tạo nên những thực tế mới trên thế giới – mà nhiều khi nó chẳng phù hợp với các chuẩn mực hiện hữu, nhưng lại rất hiệu quả.
Vậy chúng ta phải làm gì? Cái chúng ta cần là cái nhìn thực tế và xuyên suốt về thế giới như nó vốn thế.
Mối quan hệ mới với Hoa Kỳ
Phải tìm lại mối quan hệ chiến lược của Châu Âu với Mỹ. Từ sau thế chiến II đến nay theo quan điểm của Đức, Mỹ luôn đứng trên mọi sự việc. Nhưng muộn nhất đến bài viết của cố vấn trưởng của Tổng thống Mỹ MacMaster và Cohn trên “Wall Street Journal” thì chúng ta đã rõ là đối với Mỹ thế giới không còn là “một cộng đồng toàn cầu nữa, mà chỉ là một khu vực, một chiến địa, nơi các quốc gia, các tay chơi phi quốc gia và doanh nghiệp tranh giành lợi thế cho mình”. Cũng tại đó thì có thể nay người này mai người khác là đối tác nếu nó phục vụ lợi ích của họ. Điều hiển nhiên từ trước đến giờ đối với chúng ta coi trọng vai trò của Mỹ dù có thế nào đi nữa, có vẻ đã lung lay.
Hoa Kỳ tiếp tục vẫn sẽ là đối tác toàn cầu quan trọng nhất của chúng ta và điều chắc chắn chúng ta còn cần và phải chăm sóc quan hệ đối tác này trong tương lai. Nhưng chỉ nó thì chưa đủ để bảo đảm lợi ích chiến lược của chúng ta. Sự rút lui của Mỹ không chỉ do chính sách của một tổng thống nào đó quyết định và nó cũng sẽ không thay đổi căn bản sau cuộc bầu cử tới.
Không còn nghi ngờ gì nữa, châu Âu và Đức trước bối cảnh này cần phải làm nhiều hơn so với trước kia. Hay nói thẳng thắn thì đó là nguy cơ buộc chúng ta phải hành động. Chúng ta không được phép để xuất hiện những khoảng trống nơi mà chúng ta không thể tác động. Chúng ta phải hành động dù mỗi việc làm có thể kéo theo những nguy cơ khác, nguy cơ thất bại. Trong quá khứ chúng ta ỉ lại vào Mỹ và một khi có vấn đề chúng ta lại có người để đổ lỗi.
Nước Đức cần đầu tư nhiều hơn nữa vào sức mạnh tự thân, vào sự thống nhất và sức mạnh của EU. Vì thế thật khó hiểu khi có những cuộc trao đổi ở Đức về đóng góp của Đức khi thực tế chúng ta là những người được hưởng lợi từ đó. Chúng ta mang nhiều thuế từ Brüssels về Châu Âu hơn là chúng ta nhận được từ các chương trình hỗ trợ, nhưng trên thực tế nền kinh tế của chúng ta được hưởng lợi từ không gian châu Âu này.
Tương lai chúng ta cũng phải đầu tư nhiều cho quan hệ đối tác với Mỹ, đó thực sự là sự đầu tư chính trị hướng tới mối quan hệ với các đối tác chiến lược ở đó trước sự biến đổi của tình hình.
Tôi nêu một thí dụ: Về cấm vận nước Nga mà Thượng viện Mỹ công bố hè vừa qua bao gồm cả những lĩnh vực tác động đến đường ống dẫn dầu từ Nga cho chúng ta. Lệnh cấm vận này ảnh hưởng căn bản đến lợi ích kinh tế của chính chúng ta.
Thí dụ thứ hai: Việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với I-ran có thể đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ chiến tranh ngay bên cạnh chúng ta, tác động và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của chúng ta.
Thí dụ thứ ba: Có nhiều dấu hiệu cho thấy vài ngày tới Mỹ sẽ công nhận Jurusalem là thủ đô của Israel mà không hề tham khảo với châu Âu. Mọi người đều biết hệ quả của việc này sẽ nghiêm trọng như thế nào. Quan điểm của Đức về vấn đề này trước sau không thay đổi: Giải pháp cho vấn đề Jerusalem phải qua đàm phán giữa các bên đưa ra. Mọi điều khác dẫn đến khủng hoảng đều không có hiệu quả. Trong bất kỳ trường hợp nào thì Đức cũng không thể ngồi chờ và sau đó mới đưa ra phản ứng, mà chúng ta phải nói rõ lập trường của mình và phải hành động. Đây là điều mới và không dễ dàng với chúng ta. Vì thế nên chúng ta phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào khả năng nghiên cứu, lobby trong lĩnh vực định hướng dư luận ở Mỹ hướng tới Đức và Châu Âu. Chúng ta cần tập trung sức lực hơn nữa để tiếp cận có hiệu quả hơn với các đối tác tại cơ quan hành pháp, lập pháp, các tiểu bang và nhất là khối xã hội dân sự. Trên cơ sở đó chúng ta có thể triển khai cân bằng lợi ích chiến lược giữa các đối tác và không lệ thuộc vào chính sách của Mỹ như chúng ta từng chứng kiến trong quá khứ.
Chính sách hướng đông ở Châu Âu
Mặt khác chúng ta cũng phải định hình rõ ràng hơn lợi ích của mình với nước Nga. Bằng việc xâm chiếm Krim và can thiệp vào Đông Ucraina Nga đã xem xét lại trật tự thế giới. Nhưng dù sao thì Nga vẫn là láng giềng của Châu Âu và rất có ảnh hưởng. An ninh và ổn định của Châu Âu chỉ có thể cùng với nước Nga chứ không phải chống nước Nga. Hơn nữa nếu chúng ta đang chứng kiến nguy cơ một cuộc chạy đua thế giới mới về vũ khí hạt nhân thì chỉ sự hợp tác giữa Mỹ, Nga và mới đây với cả Trung Quốc mới có thể ngăn chặn được.
Hiện tại quan hệ tin cậy giữa Nga và Mỹ cũng như với NATO bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ các bên còn muốn xem xét lại những thỏa thuận đã đạt được được từ thập kỷ 80 về hạn chế chạy đua vũ trang hạt nhân. Thỏa thuận 1987 về việc cấm triển khai tên lửa hạt nhân mặt đất tầm trung ở Châu Âu đang còn có hiệu lực, nhưng câu hỏi là liệu còn bao lâu nữa?
Cảm tưởng của tôi: chúng ta đang đứng trước nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới ở ngay trung tâm Châu Âu. Không ai khác ngoài nước Đức có đủ cơ sở để nhìn thấy rõ lợi ích cũng như quyền hạn của chính trong vấn đề này, vì nếu không chúng ta sẽ trở thành nạn nhân chính của cuộc chiến tranh lạnh 2.0. Ngay lúc này chúng ta phải nói rõ lập trường của mình về kiểm soát chạy đua vũ trang và giải trừ quân bị. Điểm mấu chốt ở đây là liệu chúng ta có thể kéo Nga quay trở lại trật tự đã được thiết lập và giúp châu Âu có được hòa bình trong suốt thời gian qua hay không. Để làm được điều đó, một mặt chúng ta cần có những nguyên tắc rõ ràng và quan điểm nhất quán về việc vi phạm các chuẩn mực quốc tế. Nó bao gồm cả việc sẵn sàng tham gia những biện pháp cụ thể, thí dụ như cấm vận. Nhưng mặt khác vai trò của Đức cũng là giữ các kênh đối thoại và ngay trong giai đoạn khó khăn nhất càng cần tìm cách đối thoại.
Hiện nay thì hình dung về vai trò nói trên của chúng ta giữa Đức, các đồng minh của Đức và Nga còn khá khác biệt. Liệu Nga có sẵn sàng cho việc trên hay không khi mà họ luôn từ chối các bước đi nhằm hạn chế việc quốc tế hóa cuộc khủng hoảng. Nhưng người châu Âu luôn sẵn sàng góp phần tái thiết Donbass sau khi có ngừng bắn lâu dài, cũng như đi những bước đầu tiên tiến tới dỡ bỏ lệnh cấm vận. Đó có thể chưa phải là giải pháp cho khủng hoảng Ucraina, cũng chưa thực hiện thỏa thuận Minsk. Nhưng chắc chắn nó là bước đột phá và là sự khởi đầu cho chính sách giảm bớt căng thẳng với Nga.
Rõ ràng là hiện nay không có giải pháp hướng đông của riêng Đức, mà nó phải là giải pháp của châu Âu. Chúng ta chỉ có triển khai thành công chính sách đó nếu cũng ta đồng hành cùng các đối tác NATO, EU mới ở Đông và Trung Âu. Những nước này có thể có có những kinh nghiệm lịch sử khác nhưng người Đức chúng ta từ trước đến giờ có lợi ích căn bản trong chính sách hòa dịu này.
Sự khởi đầu mới cho EU
Chúng ta cần suy nghĩ lại nếu không muốn nhìn thấy EU sụp đổ. Sẽ sai lầm nếu cho rằng EU gắn liền với việc mất đi chủ quyền quốc gia. Hình thức chủ quyền quốc gia này hiện không còn tồn tại trong thế giới hiện nay và cả mai sau. Trong chính sách đối ngoại, EU phải vượt lên chính mình. Trong thế giới bất ổn hiện nay người châu Âu chúng ta chỉ có thể thành công nếu đoàn kết. Chúng ta cũng đừng tự ái nếu như thế giới bên ngoài nhìn Châu Âu giầu có, nhưng yếu ớt. Vì vậy EU phải chung sức bảo vệ xã hội cởi mở của mình cũng như sự lớn mạnh của các dân tộc và nền kinh tế của chúng ta. Bước đi đầu tiên đã được thực hiện hiện trên lĩnh vực quốc phòng cũng như bảo vệ biên giới chung. Cần phải tiếp tục các bước tiếp theo mà tôi nghĩ đến việc sửa sai “lỗi sinh nở” của Liên minh kinh tế- tiền tệ: có chung đồng tiền nhưng đến 19 chính sách kinh tế và tài chính riêng.
Sáng kiến quan trọng vừa rồi đã có từ Pháp, chắc tới Italia sẽ lên tiếng. Quan điểm Đức như thế nào chắc Chính phủ tới sẽ phải đưa ra. Điều này sẽ là trọng tâm của chính sách của CP. Điều chắc chắn là chúng ta không được bỏ lỡ cơ hội này. Marcon đã sớm nhận ra xu hướng quay ngược chiều trong EU hiện tại và so sánh nó với một cuộc nội chiến.
Kết quả thăm dò của Viện Körber khẳng định 90% người dân Đức ủng hộ tăng cường hơn nữa quan hệ với Pháp và 50% người ủng hộ một chính sách đối ngoại tích cực hơn. Châu Âu cần thiết có sự năng động hơn nữa trong quá trình hội nhập và Đức có thể góp vào quá trình đó.
Người dịch : Nguyễn Hữu Tráng
(Hết)
(Chú ý: Chỉ được đăng lại bài viết khi có sự đồng ý của tác giả hoặc báo NguoiViet.de)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...