Nhà báo Bạch Hoàn: Kính gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thứ sáu - 05/05/2017 20:25
LTS: Sau đây NguoiViet.de xin giới thiệu bức thư ngỏ của nhà báo Bạch Hoàn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa được đăng hôm nay trên FB cá nhân của chị.
Kính gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tôi biết Thủ tướng đang rất bận bịu vì sáng nay Hội nghị Trung ương 5 đã khai mạc. Hội nghị bàn về những vấn đề quốc gia đại sự, trong đó có vấn đề nhân sự, những người được chọn ở vị trí lãnh đạo ban ngành, đoàn thể, những người nằm trong bộ máy chính quyền đã và sẽ lèo lái đất nước này. Cũng vì thế, là một công dân, tôi mạo muội viết vài dòng gửi Thủ tướng về vấn đề nhân sự trong chính Chính phủ.
Kính thưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc…
Tôi tin rằng ông đang nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo.
Và tôi cũng tin rằng, suốt từ hôm qua đến nay, ông đã đọc báo và cả mạng xã hội để thấy được phản ứng của nhân dân ra sao trước phát biểu của ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ - thuộc cấp của ông. Không biết Thủ tướng nghĩ như thế nào, nhưng tôi cứ băn khoăn mãi, làm sao một người đứng trong hàng ngũ Bộ trưởng ở một Chính phủ kiến tạo lại có thể công khai trước 92 triệu công dân đất nước này rằng: “Tinh thần của chúng ta là rất minh bạch, công khai, nếu ta sai, ta sẽ xin lỗi dân. Nếu người dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Ông Dũng nói như vậy khi nhắc đến vụ việc vô cùng nhức nhối đã xảy ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội giữa tháng tư vừa qua.
Thưa Thủ tướng…
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Người trong Chính quyền ra quyết định sai, hành động sai thì cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như bất kỳ thường dân nào trên đất nước này. Họ không thể có đặc quyền đặc lợi, bởi đơn giản là khi ngồi vào vị trí ấy, họ đã được hưởng bổng lộc đủ đầy. Họ không làm từ thiện cho nhân dân. Nếu chính quyền làm sai chỉ cần xin lỗi thì nhà nước này có phải của dân, do dân và vì dân nữa hay không?
Nếu Chính phủ không cải chính thông tin và xin lỗi nhân dân về tuyên bố ấy, thì người dân như tôi có thể hiểu đó là quan điểm của Chính phủ chứ không phải phát biểu hớ hênh của một lãnh đạo hay không?
Không cần lấy ví dụ tận những nước phát triển như Nhật Bản làm gì. Ngay ở Việt Nam mình, hồi năm ngoái, chính Thủ tướng đã từng nói phải xin lỗi vì vụ việc cả đoàn xe ô tô đi vào phố cổ Hội An. Nhưng, thực ra vụ việc ấy chẳng là gì so với phát ngôn hôm qua của ông Mai Tiến Dũng.
Thưa Thủ tướng, nếu cứ im lặng thì phát biểu ấy có thể trôi đi trên mặt báo nhưng nó sẽ khắc sâu vào trí nhớ, hằn sâu trong tâm tư tình cảm của nhân dân. Nếu cứ im lặng, thứ mà không ít người dân bị mất đi là niềm tin, còn thứ mà Chính phủ nhận về là sự tổn hại uy tín.
Một lần nữa, tôi xin phép nhắc lại lời của chính Thủ tướng: Dân mất niềm tin thì đất nước khó bình yên. Khi khoảng cách giữa dân và chính quyền bị đẩy ra xa, thì đất nước này sẽ về đâu, Thủ tướng ơi?...
Cuối cùng, tôi kính chúc Thủ tướng sức khoẻ và vững tay chèo.
Kính thư Bạch Hoàn
-------------------
Thêm một vài kết quả tìm kiếm phát biểu nói trên của ông Mai Tiến Dũng do NguoiViet.de thực hiện:
Việt Nam tuy đã hội nhập thế giới nhưng vẫn còn nhiều khác biệt „không giống ai“ mà câu chuyện „luật cho dân và lệ cho quan“ chỉ là 1 ví dụ trong muôn ngàn ví dụ, vì không theo bài bản nên nhiều khi dân không biết và đã chấp nhận hay còn có thể nói cam chịu (như quyền hội họp, - hay quyền được biểu tình vẫn chưa thể thực thi chỉ vì thiếu … Luật biểu tình“ – điều không hiểu có nước thứ 2 nào có quy định tương tự - vì bình thường phải được thực hiện ngay khi được Hiến định?!).
Hiện nay nếu đọc tin tức chả riêng lề trái mà các báo lề phải cũng đăng ý kiến phản đối ý kiến của ông BT Mai Tiến Dũng. Tôi tin khi nhân dân đồng loạt phản đối mạnh thì lúc nào đó Chính phủ hay Đảng sẽ ban hành nghị quyết hay chỉ thị nhắc nhở phải cẩn trọng khi phát ngôn không được sai đường lối, Hiến pháp …
Tuy vậy nếu nói lỗi cá nhân thì xem ra không phải, vì ông Bộ trưởng cũng chỉ nói những gì thực tế từ trước tới nay đã ngấm sâu trong não, tư tưởng. Ông ta như mọi quan chức khác và sự bất bình đẳng này thể hiện khá toàn diện, từ xem cuộc chiến chống tham nhũng coi như là „ta đánh ta“ nên hưởng đặc ân (ví du qua lời Tướng công an Phan Anh Minh 8/3/2015 TP HCM: .– „ném chuột sợ vỡ bình quý“, „Đường Tăng đi lấy kinh còn phải hối lộ nhà phật“ … nên để loại tội phạm này ngày càng hoành hoành, đến Bộ luật hình sự chế tài đối với người thi hành công vụ thấp hơn hẳn so chế tài đối với dân hay từ Hiến pháp năm 1980 đưa quyền của dân xuống hẳn Chương V (Hiến pháp 1959 là Chương III), nay mới lại đưa nó lên Chương II ở Hiến pháp 2013, trong khi ở Đức từ 1949 Hiến pháp Đức vẫn giữ nguyên quyền cơ bản ở Chương I …
Việt Nam tuy đã hội nhập thế giới nhưng vẫn còn nhiều khác biệt „không giống ai“ mà câu chuyện „luật cho dân và lệ cho quan“ chỉ là 1 ví dụ trong muôn ngàn ví dụ, vì không theo bài bản nên nhiều khi dân không biết và đã chấp nhận hay còn có thể nói cam chịu (như quyền hội họp, - hay quyền được biểu tình vẫn chưa thể thực thi chỉ vì thiếu … Luật biểu tình“ – điều không hiểu có nước thứ 2 nào có quy định tương tự - vì bình thường phải được thực hiện ngay khi được Hiến định?!).
Hiện nay nếu đọc tin tức chả riêng lề trái mà các báo lề phải cũng đăng ý kiến phản đối ý kiến của ông BT Mai Tiến Dũng. Tôi tin khi nhân dân đồng loạt phản đối mạnh thì lúc nào đó Chính phủ hay Đảng sẽ ban hành nghị quyết hay chỉ thị nhắc nhở phải cẩn trọng khi phát ngôn không được sai đường lối, Hiến pháp …
Tuy vậy nếu nói lỗi cá nhân thì xem ra không phải, vì ông Bộ trưởng cũng chỉ nói những gì thực tế từ trước tới nay đã ngấm sâu trong não, tư tưởng. Ông ta như mọi quan chức khác và sự bất bình đẳng này thể hiện khá toàn diện, từ xem cuộc chiến chống tham nhũng coi như là „ta đánh ta“ nên hưởng đặc ân (ví du qua lời Tướng công an Phan Anh Minh 8/3/2015 TP HCM: .– „ném chuột sợ vỡ bình quý“, „Đường Tăng đi lấy kinh còn phải hối lộ nhà phật“ … nên để loại tội phạm này ngày càng hoành hoành, đến Bộ luật hình sự chế tài đối với người thi hành công vụ thấp hơn hẳn so chế tài đối với dân hay từ Hiến pháp năm 1980 đưa quyền của dân xuống hẳn Chương V (Hiến pháp 1959 là Chương III), nay mới lại đưa nó lên Chương II ở Hiến pháp 2013, trong khi ở Đức từ 1949 Hiến pháp Đức vẫn giữ nguyên quyền cơ bản ở Chương I …