Làm việc theo kiểu Việt Nam không phải cái máy cứ bấm nút đến giờ làm, giờ về
Sống gần 30 năm tại Cộng hòa Liên bang Đức, ông Hà Văn Toàn - TGĐ Homag Việt Nam lại quyết định về Việt Nam làm việc. Ngoài yếu tố bạn bè và gia đình thì mong muốn cống hiến cho đất nước cũng thôi thúc ông trở về nước.
Mặc dù được dạy rất nhiều về văn hóa quê cha đất tổ, song doanh nhân này cũng không tránh khỏi tình trạng bị sốc văn hóa khi trở về Việt Nam.
Chia sẻ với Doanh nhân Sài Gòn, ông Toàn cho biết, người Đức làm gì là đâu ra đó. Tính kỷ luật trong công việc của họ rất cao, năng suất lao động luôn được đảm bảo.
'Một ví dụ nhỏ là chuyện đúng giờ. Rất ít khi họ đến trễ trong một cuộc hẹn. Sự chính xác trong công việc như một phẩm chất nổi trội của người Đức', ông cho hay.
Cũng nhờ tính kỷ luật cao, đất nước Đức có rất nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật, đặc biệt về chế tạo máy móc và dụng cụ cơ khí.
TGĐ Homag Việt Nam Hà Văn Toàn. Nguồn ảnh: DNSG
Thế nhưng, trái ngược với Đức, văn hóa Việt Nam hoàn toàn khác. Vị doanh nhân này cho biết, xa quê sau 30 năm, khi trở lại, thú thực ông khó chịu với thói quen không đúng giờ của nhiều người Việt.
Song một điều khá bất ngờ đối với doanh nhân này, là sau khi 'nhập gia tùy tục', chính tính cao su, không quá khắt khe kỷ luật của người Việt lại mang đến cho ông những hợp đồng làm ăn tốt.
Khác với môi trường hà khắc như Đức, hay Nhật, môi trường ở Việt Nam lại rất thoải mái, không phải lúc nào cũng nguyên tắc quá mức đến khô khan, không phải cái máy cứ bấm nút đến giờ làm, giờ về.
Thay vào đó, công việc bận rộn, khách hàng nhiều hơn nên thời gian của ông Toàn tùy thuộc vào các cuộc hẹn. Có khi 9-10 giờ sáng vẫn thoải mái uống cà phê với khách, cũng có lúc không nghỉ cả ngày Chủ nhật – điều mà chưa từng xảy ra ở Đức.
Thời gian làm việc ở Việt Nam thật uyển chuyển
Theo ông, ở Việt Nam có những điều mà ông và khách hàng hiểu nhau hơn nhờ những lúc ngoài công việc, có thể là một lúc tán gẫu lại mang đến kết quả công việc rất tốt. Thời gian uyển chuyển chính là một lợi thế trong công việc ở đây.
Sự linh hoạt cũng là một phẩm chất và triết lý trong kinh doanh. Ngoài sản phẩm, Việt kiều này đặt mạnh dịch vụ đi kèm, vì vậy phải phục vụ khách hàng bằng chính sự linh hoạt đó.
Tuy nhiên, đúc kết từ 2 môi trường làm việc khác nhau, TGĐ Homag Việt Nam cho rằng, sòng phẳng kiểu tây quá mức cũng không hay nhưng xuề xòa ưu ái riêng cũng không được. Mọi thứ bình đẳng, ở cùng một mức xuất phát bao giờ cũng tốt hơn.
'Tôi thích thành ngữ Nhập gia tùy tục của người Việt. Sống ở đâu thì phải theo đó. Một cá nhân không thể bắt tập thể phải theo mình. Nếu hiểu được đúng ý nghĩa của câu nói đó, thả vào đâu mình cũng hòa nhập được.
Môi trường kinh doanh cũng vậy, làm ăn ở đâu thì phải theo thói quen và luật lệ chung ở đó. Ở Việt Nam thích nhất là sự thoải mái và đồ ăn ngon', ông Toàn cho hay.
Theo Hồng Minh/Trí thức trẻ
Nguồn tin: tiin.vn
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...
rat thich cac chi lam vuon o Duc. em muon tim hieu them
Tháng 8/ 75 mới bàn giao từ UB quân quản cho THVN.Bạn đó có thể vào sau đó, nói là sau 30/4 là không...
Xin chia buồn với gia đình BS. Nguyễn Minh Sơn. Cầu mong anh sớm siêu sịnh tịnh độ cõi niết bàn❤️
Cam on NguoiViet da GsVs da cho.chung toi biet su that
gs Hoàng Xuân Phú- Ông là một nhà khoa học tâm huyết, Một người yêu nước thương dân đích...
Sẽ có một ngày sự thật sẽ bày phơi
Vết nhơ ấy sẽ tạc vào lịch sử
Và nhân dân sẽ được...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.