Việc tu hành và kinh doanh có điểm gì liên quan với nhau và doanh nhân có vai trò như thế nào trong thời đại ngày nay? Mật pháp kinh doanh là gì?
Đây là những vấn đề mà Thầy Huyền Diệu đã chia sẻ với những doanh nhân của Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Đức ngày 22/7 vừa qua tại Thương vụ. Thầy Huyền Diệu là nhà sư Việt Nam đầu tiên lặn lội cất hai ngôi chùa Việt ở Bồ đề đạo tràng (Bodgaya, Ấn Độ) và Lâm- Tỳ- Ni (Lumbini, Nepal), hai trong „tứ thánh địa“ của Phật giáo. Tuy l
à nhà tu hành với sứ mệnh „hoằng dương Phật pháp“ nhưng Thầy cũng quan tâm đến những vấn đề „thế tục“ và đánh giá cao những doanh nhân có tâm với sự nghiệp chấn hưng đất nước hiện nay.
Năm „mật pháp“ mà Thầy chia sẻ thực ra lại là những vấn đề hết sức đơn giản, không hề cao siêu hay nhuốm mầu sắc tôn giáo. Muốn kinh doanh thành công, doanh nhân phải hiểu và thực hành 5 điều sau đây:
Thứ nhất, phải có „tầm nhìn“ đúng : không có tầm nhìn, không có ý tưởng, lý tưởng thì việc kinh doanh sẽ đi vào ngõ cụt. Tầm nhìn phải xa, vượt qua thời gian; không ngại người đời chê cười khi ta có ý tưởng „không giống ai“ vì có khi người ta không hiểu hết được ý tưởng của mình. Thầy lấy ví dụ từ bản thân, cách đây gần nửa thế kỷ Thầy đến Ấn độ tìm đất, cất chùa thì nhiều người nói Thầy „điên rồ“, nhưng thời gian đã chứng minh ý tưởng và lời „khấn nguyện“ của Thầy về một ngôi chùa Việt trên đất Phật là đúng.
Thứ hai, phải có chữ tín trong kinh doanh. Chữ tín là cơ sở của lòng tin và lòng tin đóng vai trò quan trọng không chỉ trong kinh doanh.
Thứ ba, trong kinh doanh phải có chữ tâm. Chữ tâm giúp ta kinh doanh lương thiện, đóng thuế đầy đủ, không phá hoại môi sinh, hủy hoại môi trường sống của con người và muôn loài chúng sinh.
Thứ tư, phải tin nhân quả. Người tin nhân quả là người chỉ làm điều tốt, không làm điều xấu, không hại và lừa dối người khác. Người không tin nhân quả có thể làm mọi điều để hại người khác.
Thứ năm là biết sử dụng đồng tiền (tiêu tiền) cho đúng và trúng. Làm ra tiền và dùng tiền đó để tái đầu tư, sản xuất để ngày càng giầu có hơn, vì có giầu, có tiền mới giúp được người khác. Nhưng cũng phải biết sử dụng để tri ân. Biết tri ân, biết bố thí là „hạnh bồ đề“ và vì vậy phải dành số tiền nhất định để giúp cha mẹ, gia đình, những người nghèo khó cũng như giúp cho quê hương Việt Nam đã sinh ra mình và quê hương Đức nơi cưu mang mình.
Cuối cùng Thầy chúc doanh nhân Việt Nam ở Đức đoàn kết, kinh doanh đàng hoàng, thành công và làm nhiều việc từ thiện.
Bấm vào đây để xem thêm những hình ảnh về buổi nói chuyện
Nguyễn Hữu Tráng
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...