Tới dự Hội thảo có ông Wulf Schroeter - Hiệu trưởng trường F+U Gottinger – CHLB Đức; ông Trần Ngọc Lâm Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ kết nối Việt – Đức; Hiệu trưởng các trường THPT tại Hà Nội, trường Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh; cùng đông đào phụ huynh và các em học sinh.
Hội thảo diễn ra nhằm định hướng cho các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường biết lựa chọn những cơ hội du học tốt nhất tại Đức. Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp cho nhiều sinh viên Việt Nam đã và sắp tốt nghiệp ở Việt Mam có cơ hội vừa học, vừa làm Điều dưỡng viên tại Đức.
Tại Hội thảo, ông Trần Ngọc Lâm cho biết: Từ năm 2012 Chính phủ Việt Nam đã ký kết với Chính phủ Đức đưa học sinh, sinh viên Việt Nam sang du học nghề Điều dưỡng tại Đức (vừa học vừa làm). Để có đủ điều kiện được du học nghề tại Đức các em phải có một kiến thức nền (có trình độ điều dưỡng viên từ trung cấp, cao đẳng, đại học) và tiếng Đức trình độ B1.
Khi các em được tuyển dụng sẽ được miễn học phí 100% trong vòng 3 năm và còn được trả lương (thù lao) mỗi tháng từ 700 – 1000 Euro/tháng. Ngoài ra các em còn được đóng bảo hiểm thân thể, đóng thuế và được hưởng nhiều quyền lợi khác.
Sau khóa học 3 năm các em có cơ hội ký hợp đồng làm việc từ 3 – 5 năm tại Đức và có cơ hội định cư dài han theo luật lao động và cư trú của CHLB Đức.
Ngoài việc liên kết Du học nghề Điều dưỡng, Công ty còn liên kết với trường Dehoga và trường Euro Akademie của Đức đào tạo về ngành nghề khách sạn, nhà hàng. Ngành này cũng đang thu hút rất nhiều du học sinh Việt Nam.
Tại Hội thảo, nhiều phụ huynh và các học sinh, sinh viên đã đưa ra những câu hỏi về chính sách việc làm và quyền lợi cho sinh viên Du học nghề tại Đức. Tất cả những câu hỏi này đã được ông Wulf Schoroeter trả lời rất cụ thể và thuyết phục.
Ông Wulf Schroeter cho biết: Hiện nay chúng tôi đang liên kết rất chặt chẽ với một trường nghề tại Hải Phòng trong việc tuyển dụng Du học nghề Điều dưỡng tại Đức. Đây là một trong những cơ hội để chúng tôi phát huy cơ hội đào tạo của mình. Hy vọng đây sẽ là cầu nối giữa bạn trẻ hai nước Việt – Đức.
Tiếp tục dự án dài hạn của mình, chúng tôi sẽ xây dựng một cơ sở tại Hải Phòng để mở rộng hợp tác với các trung tâm đào tạo nghề của Việt Nam.
Chúng tôi cũng dự định sẽ xây một Viện dưỡng lão ở Hải Phòng. Khi các em du học nghề tại Đức đã học tập xong không muốn làm việc tại Đức thì có thể làm việc tại Việt Nam. Viện dưỡng lão này sẽ dành cho người già ở các nước trên thế giới có nhu cầu đến Việt Nam sinh sống khi họ thích Việt Nam, phong cảnh, cuộc sống ở Việt Nam.
Hiện chúng tôi đã tuyển dụng được hơn 100 em HS của Việt Nam sang học tại trường của mình. Những bạn trẻ này chưa hề có điều kiện sang Đức và không có người nhà ở Đức. Họ được đánh giá cao trong công việc: họ thân thiện, cởi mở, hòa đồng trong các mối quan hệ.
Hy vọng, chúng tôi sẽ hợp tác lâu dài cùng Việt Nam trong việc tuyển dụng Du học nghề và sẽ có nhiều du học sinh Việt Nam sang Đức học tập và làm việc.
Hiền Anh
Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời đại
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...