Ra mắt sách “Loan - Từ cuộc đời của một con chim phượng hoàng”
Bổi đọc sách và giới thiệu quỹ LOAN tại Berlin. Ảnh: LOAN-Stiftung
Buổi đọc sách và giới thiệu quỹ LOAN tại Berlin. Ảnh: Hà An
Tôi viết cuốn sách „Loan – Từ cuộc đời của một con chim Phượng Hoàng“, bởi câu chuyện của mẹ tôi, khởi đầu cách đây 88 năm, vẫn còn nóng bỏng tính thời sự và hàm chứa nhiều bài học thông thái về cuộc sống. Đây là một di sản của gia đình, một kho báu mà các con tôi và thế giới cần được chia sẻ. Cuốn sách này cũng có một ý nghĩa tượng trưng. Mẹ tôi xuất thân từ miền Bắc Việt Nam. Tổ tiên của tôi thuộc về các sắc tộc thiểu số. Bà tôi thuộc sắc tộc „Lào“ và ông tôi thuộc sắc tộc „Mọi“. 90% tất cả các dân tộc thiểu số Việt Nam sống ở miền Bắc. Tôi coi việc bảo tồn văn hóa và bản sắc của các dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam là một nghĩa vụ của mình. Các dân tộc thiểu số có một ý nghĩa đặc biệt. Đây là một ngọn nguồn quý giá, thực sự làm giàu có cho nền văn hóa Việt Nam. Bằng cách viết lại câu chuyện của mẹ và Nhà xuất bản TRẺ xuất bản cuốn sách tại Việt Nam, tôi đã có thể đưa mẹ mình trở về quê hương, về lại nhà của bà.
Tôi sẽ làm gì với nhuận bút có được từ cuốn sách? Tôi sẽ hiến tặng 100% nhuận bút có được từ cuốn sách cho Quỹ LOAN do tôi thành lập, nhằm tài trợ cho các dự án từ thiện dành cho những trẻ em nghèo khó nhất ở Việt Nam. Độc giả sẽ làm được một điều có ích khi mua mỗi cuốn sách „Loan – Từ cuộc đời của một con chim Phượng Hoàng“. Bên cạnh đó Nhà xuất bản TRẺ cũng sẽ đóng góp cho Quỹ LOAN 2% số tiền bán từng cuốn sách. Chính vì vậy tôi kêu gọi bạn đọc hãy mua và giới thiệu cho cuốn sách, và cũng có thể quyên góp cho Quỹ LOAN tùy theo khả năng của mình. Tôi xin nhấn mạnh rằng: Mỗi một đồng xu quyên góp đều sẽ được đầu tư 100% cho các dự án của Quỹ, bởi gia đình tôi và tôi trang trải mọi chi phí hành chính bằng nguồn tiền riêng của mình.
Sự gắn kết của tôi với Việt Nam có nguồn gốc ở dòng máu lai của tôi. Gốc rễ của một con người tiềm tàng trong dòng máu của người đó. Gốc rễ Việt Nam của tôi cho tôi ý thức rằng mình có một quê hương. Tôi thành lập Quỹ LOAN trước hết là để thực hiện một tâm nguyện của mẹ tôi. Bà muốn tri ân quê hương yêu dấu của mình, góp phần cải thiện hoàn cảnh của những trẻ em nghèo khó nhất thông qua giáo dục.
Quỹ LOAN đã làm được những gì cho đến nay? Từ khi thành lập vào tháng năm 2016, cho tới nay Quỹ LOAN đã hoàn thành 7 dự án tại hai tỉnh vùng núi nghèo nhất, Hà Giang và Cao Bằng, bao gồm việc xây dựng các phòng ngủ cho học sinh, trường tiểu học và mẫu giáo, trang bị quần áo ấm, chăn, nệm v.v. Hiện nay Quỹ LOAN đang thực hiện 5 dự án xây dựng tiếp theo ở tỉnh Hà Giang: Xây trường học, trường mẫu giáo, bếp ăn, phòng giáo viên, xây dựng và trang bị một thư viện.
Có ba vị trí trong cuốn sách mang ý nghĩa đặc biệt đối với tôi mà tôi xin phép được chia sẻ:
– „Một con gà bằng vàng“: Trước đây 80 năm mẹ tôi đã „mua“ học vấn bằng việc ăn cắp một con gà. Vào thời đó, là một cô gái, mẹ tôi không được phép đi học. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã thay đổi điều đó bằng cách ban hành chính sách phổ cập giáo dục bắt buộc cho tất cả trẻ em ở độ tuổi đi học, kể cả trai và gái.
– “Một ly cà phê và một kiếp người“: Lúc còn là một thiếu nữ, mẹ tôi làm giúp việc tại một gia đình giàu có. Khi những trận giao tranh đầu tiên giữa người Pháp và người Việt diễn ra, lúc hai bên đang bắn nhau dữ dội, ông chủ sai mẹ tôi đi pha một ly cà phê mang đến cho ông, trong lúc ông đang trốn sau một tấm nệm để tránh đạn. Nhưng trớ trêu thay ông đã bị trúng đạn chết ở chỗ ẩn nấp, trong khi mẹ tôi đã mang cốc cà phê đi qua làn mưa đạn một cách an toàn. Điều này cho thấy số phận của một con người vốn đã được định sẵn.
– „Cô Bè“: Lúc này Hải Phòng đang bị Pháp ném bom và cuộc chiến tranh Đông Dương đã bắt đầu. Mẹ tôi đi gánh nước thuê cho một gia đình ở tầng 4 và từ đó mẹ rơi xuống đất, bị gãy hết xương. Bà trở thành một người tàn phế và phải học nói và học đi lại từ đầu. Nhờ có một người phụ nữ nhân hậu, cô Bè, bà đã vực dậy được. Tuy nhiên mẹ phải chịu nhiều đau đớn và không còn muốn sống tiếp. Lúc đó, mẹ hỏi cô Bè tại sao bà không được phép chết. Và cô đã trả lời mẹ: „Em phải tiếp tục sống để một ngày nào đó có thể kể lại cho thế giới câu chuyện về cuộc đời mình“.
Tôi tin tưởng vào mối cơ duyên của định mệnh: Ngày 07. Tháng ba 2018, ngày đang diễn ra cuộc họp báo của chúng ta hôm nay, cũng chính là ngày mất lần thứ 15 của mẹ tôi.
Cuối cùng, tự trái tim mình và thay mặt cả gia đình tôi, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn đến Nhà xuất bản TRẺ và nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bà Trương Mỹ Hoa, về công lao đóng góp của tất cả các quý vị, đặng để linh hồn của mẹ tôi được hồi hương về Tổ quốc yêu quý của bà.
Bản dịch tiếng Việt: Trương Hồng Quang (Berlin)
----------------
Nguyễn Hữu Tráng (Berlin): CHỊ ISABELLE MÜLLER VÀ TẤM LÒNG THƠM THẢO VỚI TRẺ EM VIỆT NAM
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...