Trong tất cả các chính sách mới của ông Donald Trump, chưa chính sách nào lập tức gây ra phản ứng trái chiều như quy định cấm nhập cảnh mới đây.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức áp dụng quy định tạm thời cấm công dân của 7 nước Hồi giáo, bao gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria nhập cảnh vào Mỹ.
Chính sách mới - được ông Trump ban hành hôm 27/1 - đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong lòng nước Mỹ cũng như trên thế giới.
Theo tờ New York Times, lệnh tạm cấm nhập cảnh này đã gây ra hàng loạt xáo trộn tại nhiều sân bay quốc tế.
Tại sân bay ở Cairo, Ai Cập, 5 công dân Iraq và 1 người Yemen đã không được lên máy bay đến New York, Mỹ. Một nhà khoa học người Iran làm việc tại Mỹ cũng bị yêu cầu quay trở về nước cho đến khi có thông báo mới. Họ bị giữ lại tại khu vực quá cảnh của sân bay và được yêu cầu quay về nước.
Tại sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, một nhóm luật sư đại diện cho 2 người Iran làm việc trong quân đội Mỹ nhiều năm nộp đơn kiện vì 2 người này không quay lại được Mỹ.
Theo ước tính của tổ chức nhân đạo Hebrew Immigrant Aid Society, ít nhất 2.000 người nhập cư đến từ các nước có chiến sự tại Trung Đông đã đặt vé đến Mỹ vào tuần tới. Những người này dĩ nhiên sẽ tạm thời không thể đặt chân đến nước Mỹ.
Theo Bộ Nội An Mỹ, kể cả đã có thẻ xanh ở Mỹ, công dân của 7 nước trên vẫn phải nộp hồ sơ xin xét duyệt lại để được chấp thuận cho phép đến Mỹ, kết quả xét duyệt sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp chứ không có quy định nào có thể áp dụng chung cho tất cả.
Với những công dân đến từ 7 nước trên hiện tại đang có thẻ xanh và chưa ra khỏi nước Mỹ, họ được khuyến cáo sẽ cần phải đến lãnh sự quán thông báo trước khi rời Mỹ.
Những khách du lịch có hai quốc tịch, trong đó quốc tịch thứ hai là một trong 7 nước nói trên, cũng không được phép đến Mỹ.
Cùng ngày 27/1, sau khi có nhiều dư luận trái chiều đối với quy định cấm nhập cảnh mới, Nhà Trắng đã chính thức có thông báo lý giải.
Nhà Trắng khẳng định, lệnh cấm nhập cảnh tạm thời mới được đưa ra là hoàn toàn cần thiết để giúp ngăn chặn các vụ khủng bố tại Mỹ, trong khi chính quyền đang xây dựng hệ thống rà soát và cấp phép nhập cảnh mới chặt chẽ hơn.
Bộ Nội an Mỹ cũng cho biết đã bàn thảo và chuẩn bị cho việc đưa ra chính sách này trong hơn hai tháng qua từ khi ông Donald Trump chính thức thắng cử Tổng thống Mỹ, và cơ quan này tin rằng hiện tại là thời điểm phù hợp để áp dụng.
7 nước bị Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa vào danh sách cấm nhập cảnh đều là nước Hồi giáo, tuy nhiên nhóm nước này không có những mối liên quan trực tiếp với các vụ khủng bố trong lòng nước Mỹ. Phần đông những kẻ khủng bố trong vụ 11/9 năm 2011 đến từ Saudi Arabia, vụ tấn công tại San Bernardino tại Mỹ gây ra bởi một người nhập cư đến từ Saudi Arabia và chồng người Mỹ của cô ta. Vụ tấn công tại Orlando năm 2016 cũng do một người đàn ông Mỹ có cha mẹ nhập cư từ Afghanistan thực hiện.
Tuy nhiên những năm gần đây, châu Âu đã hứng chịu nhiều vụ tấn công khủng bố gây ra bởi những người nhập cư đến từ Syria và nhiều nước khác thuộc khu vực Trung Đông. Theo các cơ quan phòng chống khủng bố châu Âu, rất khó để biết trong hàng chục, hàng trăm ngàn người nhập cư, ai sẽ có nguy cơ trở thành kẻ khủng bố.
Trong tuần đầu tiên sau khi tuyên bố nhậm chức, ông Donald Trump đã cho thấy hình ảnh của một “Tổng thống hành động” với hàng loạt quy định mới được đưa ra, đúng theo lời hứa khi vận động tranh cử trước đây của ông.
----------------
PLO: Ông Trump giải thích về sắc lệnh cấm nhập cảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29-1 tuyên bố Mỹ sẽ tái cấp thị thực cho tất cả các nước sau 90 ngày thực thi các chính sách an ninh gây tranh cãi mới đây.
“Tôi cần nói rõ rằng đây không phải là một lệnh cấm người Hồi giáo như truyền thông đã đưa tin sai lệch” – Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29-1 (giờ Mỹ) tuyên bố.
“Sắc lệnh này không nhắm vào yêu tố tôn giáo mà là nhắm vào khủng bố nhằm giữ đất nước chúng ta được an toàn. Vẫn có hơn 40 quốc gia khác trên thế giới, với dân số phần lớn là người Hồi giáo, không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này” – hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ tái cấp thị thực cho tất cả các nước sau 90 ngày thực thi sắc lệnh cấm nhập cảnh mới đây. Ảnh: AP
Trước đó, hôm 27-1, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp mà theo đó cấm công dân của 7 nước với phần lớn dân số là người Hồi giáo gồm Syria, Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày, đồng thời tạm dừng toàn bộ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vòng bốn tháng.
Sắc lệnh đã vấp phải vô số phản đối khi đám đông tập trung bên ngoài Nhà Trắng cũng như tại nhiều thành phố của Mỹ để biểu tình. Hàng trăm người Mỹ đã đổ tới các sân bay kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm và yêu cầu thả ngay lập tức những người nhập cảnh bị bắt giữ sau lệnh cấm.
Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, vị tân Tổng thống Mỹ cam kết: “Chúng tôi sẽ tái cấp thị thực cho tất cả quốc gia một khi chúng tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã xem xét và thực thi các chính sách siết chặt an ninh nhất trong 90 ngày tới”.
Những người biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump tại sân bay John F. Kennedy (New York, Mỹ) ngày 28-1. Ảnh: MIAMI HERALD
“Chính sách của tôi tương tự những gì cựu Tổng thống Obama đã làm hồi năm 2011, thời điểm khi ông cấm thị thực đối với những người tị nạn từ Iraq trong sáu tháng. Bảy quốc gia được nêu tên trong sắc lệnh hành pháp giống với các quốc gia mà chính quyền ông Obama từng xác định là nguồn gốc của khủng bố” – ông Trump nhấn mạnh.
Trước đó, Thượng nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham đã đưa ra tuyên bố chung chỉ trích sắc lệnh của ông Trump. Hai quan chức nói rằng sắc lệnh “có thể mang lợi cho việc tuyển mộ của bọn khủng bố hơn là cải thiện an ninh nước Mỹ”.
Tuy nhiên, trong một dòng trạng thái trên Twitter, ông Trump nói rằng tuyên bố chung của hai quan chức là sai lầm. “Thật buồn khi họ không hiểu rõ về vấn đề nhập cư. Các thượng nghị sĩ hãy tập trung sức lực vào vấn đề IS, nhập cư phi pháp và an ninh biên giới thay vì luôn tìm cách châm ngòi cho Thế chiến III”.
Tối 27-1, trong một vụ kiện do tổ chức Liên hiệp Tự do Dân sự Mỹ (SCLU) đệ trình thay mặt hai người nhập cư Iraq, Thẩm phán Ann Donnelly đến từ quận miền Đông của TP New York đã ra phán quyết khẩn cấp tạm thời nhằm chống sắc lệnh của ông Trump. Phán quyết cấm nhà chức trách Mỹ trục xuất những người nhập cư mà đã đến Mỹ hoặc đang đến Mỹ trong lúc ông Trump ký sắc lệnh.
Các thẩm phán tại bang Massachusetts, Virginia và Washington ngay sau đó cũng đưa ra các tuyên bố tương tự. Tại Boston, Thẩm phán Allison Burroughs thậm chí đã ra phán quyết cản trở việc thực thi sắc lệnh trong vòng bảy ngày.
Tuy nhiên, Reuters dẫn lời các quan chức cấp cao của chính quyền tân Tổng thống Trump nói rằng tất cả sắc lệnh hành pháp của ông Trump vẫn còn hiệu lực và phải được thực thi. Một quan chức giấu tên nhấn mạnh lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump là một “câu chuyện thành công to lớn”.
BẢO ANH
Tác giả bài viết: Lương Đình Cường - NguoiViet.de tổng hợp từ các nguồn đã dẫn
Ý kiến bạn đọc
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Ngày 23.09.2018 hơn 300 thành viên và các cháu thiếu nhi tại Leipzig và vùng phụ...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Ban tổ chức sự kiện „Áo dài xuống phố – ADXP“ đã có thiện tâm ngừng, nhường „sân bóng“ lại cho „Áo...
Sa Huỳnh (Berlin): Cuối tuần tới, ngày CNhật 18.8.2019, tại Berlin có "2 sự kiện đẹp" cùng diễn ra 1...
@Công Tiến Tôi đang tìm Tiến cho một người Bạn về Tập truyện của Bạn gửi cho họ, Hãy liên lạc với...
cô gái đó là hiện thân của Axen - cây phong non trùm khăn đỏ
"Một suất học bổng được trao trị giá 5.800.000 đồng" thì độ khoảng 200€ thôi có là bao. Đức gì mà...
Ông Nguyễn Chí Dũng biết nói tiếng Đức không? Ông này là tác giả của sáng kiến cho thuê đặc khu 99...
Trước hết chiến tranh thì luôn tàn phá cho cả 2 phe hay cho tất cả các bên liên đới, và Việt Nam quá...
"Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Đức là quốc gia phát triển, có quan hệ hữu nghị truyền...
Ý kiến rất tốt dành riêng cho những người đàn ông để tránh sự dâm ô bên ngoài xã hội
Tay "thương nhân" này là dân "hợp tác lao động" cũ. Đám này đã làm đủ chuyện bất lương, làm mất thể...