Vụ Trịnh Xuân Thanh: Viện Công tố Liên bang Đức tiếp nhận nhiệm vụ điều tra

Thứ sáu - 11/08/2017 03:22
LTS: Ngày 10.08, báo Đức Tấm gương (Der Spiegel) cho biết Viện Công tố Liên bang Đức đã trực tiếp nắm trách nhiệm điều tra vụ tình nghi bắt cóc một doanh nhân Việt Nam tại Berlin. NguoiViet.de xin giới thiệu nội dung bài báo trên do Phan Ba chuyển ngữ.
Ảnh chụp màn hình từ báo spiegel.de ngày 10.08 do NguoiViet.de thực hiện
Ảnh chụp màn hình từ báo spiegel.de ngày 10.08 do NguoiViet.de thực hiện

Viện Công tố Liên bang tham gia điều tra vụ tình nghi (NguoiViet.de thêm vào 2 chữ "tình nghi" theo bản gốc tiếng Đức " mutmaßliche") bắt cóc một cựu chính trị gia Việt Nam tại Berlin. Sở Liên bang về Người Tỵ nạn (Bamf) cho một nhân viên ngưng làm việc, người đã phát biểu mang tính xúc phạm về vụ việc này.

Viện công tố liên bang ở Karlsruhe, theo thông tin của SPIEGEL, đã tiếp nhận nhiệm vụ điều tra trong vụ tình nghi bắt cóc doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh. Người đàn ông 51 tuổi này rõ ràng đã bị bắt cóc vào 23/7 ở Berlin và bị chở máy bay về Hà Nội. Ở nước Đức, ông đã nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Chính phủ Liên bang cho rằng tình báo Việt Nam đứng đằng sau vụ bắt cóc này. Thanh đã bị mang ra khỏi nước bằng những biện pháp mà người ta biết “từ những cuốn phim tối tăm về cuộc Chiến Tranh Lạnh”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sigmar Gabriel (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) nói.

Nhân chứng tường thuật lại việc ông bị lôi vào một chiếc ô tô ở công viên Tiergarten tại Berlin như thế nào, chiếc điện thoại di động của ông nằm lại ở ven đường. Viện Công tố Liên bang hiện nay cho rằng ông đã bị mang vào Đại sứ quán Việt Nam và từ đó bị mang về Việt Nam. Vì vậy, ngoài những điều khác, Viện cũng điều tra vì tình nghi hoạt động gián điệp tình báo.

Ở Việt Nam, Thanh đã là quan chức của đảng Cộng sản và cho tới năm 2013 là giám đốc của một công ty con thuộc tập đoàn dầu khí đốt nhà nước PetroVietnam. Theo cáo buộc của chính phủ Việt Nam, ông được cho là phải chịu trách nhiệm về việc thất thoát số tiền hàng trăm triệu của công ty này. Ở Việt Nam có một lệnh bắt giam ông.

Tuy vậy, các luật sư người Đức của ông phỏng đoán có những trò chơi quyền lực chính trị ở phía sau vụ truy tố này: Thanh thuộc vào cánh hiện đại của đảng Cộng sản. Ông đến nước Đức trong năm vừa qua và sau đó đã nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Cuộc phỏng vấn của ông tại Sở Liên bang về Nhập cư và Người tị nạn (Bamf) dự định được tiến hành vào ngày sau vụ tình nghi bắt cóc.

Hơn một tuần sau đó ông được đưa ra đài truyền hình nhà nước Việt Nam. Ông đã tự nguyện trở về Việt Nam, ông nói với ánh mắt thất thần. “Tôi muốn gặp lãnh đạo cấp cao để xin tha lỗi.”

Nhân viên cơ quan nhà nước bị đình chỉ công việc

Trong lúc đó, Bamf cho đình chỉ công việc của một nhân viên, người đã phát biểu một cách xúc phạm về vụ bắt cóc này trên mạng. Nhân viên này “ngay lập tức đã được gọi lên để trao đổi và đã bị cho ngưng việc, cho đến khi vụ việc được làm sáng tỏ”, Cơ quan về Người Tỵ nạn thông tin cho báo SPIEGEL.

Ho Ngoc T., từ năm 1991 là nhân viên tại Bamf, đã đánh giá về vụ này trên trang Facebook của người sếp Đài Phát thanh nhà nước Việt Nam hoàn toàn theo ý của chính phủ Cộng sản: “hoàn toàn không có bằng chứng nào” cho một vụ bắt cóc. Ông cáo buộc bà luật sư của Thanh là muốn hưởng lợi từ vụ này. Thanh khi còn là một chính trị gia ở Việt Nam đã nổi tiếng vì “tham nhũng và sống xa hoa”.

Sở về Người Tỵ nạn, theo thông tin của Sở, chỉ biết qua những câu hỏi của báo giới trong tuần này, rằng một nhân viên đã phát biểu trên mạng về vụ tình nghi bắt cóc này. Ngay cả từ xung quanh người này cũng không hề có chỉ dấu nào. Vụ việc này cũng phức tạp, vì là nhân viên của Bamf thì T. có thể tiếp cận đến những hồ sơ tỵ nạn nhạy cảm cũng như sổ đăng ký trung tâm của người nước ngoài mà trong đó cả địa chỉ của những người đang xin tỵ nạn cũng được lưu trữ. Ngày từ tháng 10 năm 2016, trên trang Facebook của mình, ông đã viết về Thanh và phỏng đoán rằng người cựu quan chức đảng và giám đốc này đang ở Đức.

Theo nhận biết có được cho đến nay, “không có mối liên quan trực tiếp nào giữa nhân viên này và vụ tình nghi bắt cóc”, Sở thông báo. Người đàn ông này không chịu trách nhiệm cho những thủ tục xin tị nạn từ Việt Nam. Nhưng theo thông tin của báo SPIEGEL, Cơ quan về Người Tỵ nạn đã thông báo việc này cho Sở Cảnh sát Hình sự Liên bang.

Nguồn: http://www.spiegel.de/politik/deutschland/entfuehrter-vietnamese-in-berlin-generalbundesanwalt-uebernimmt-ermittlungen-a-1162281.html


Blog Phan Ba  
----------------

LTS:
 Có báo và một số người dùng FB dịch là đã cho một người VN "thôi việc" là không chính xác. Đúng ra là đã bị cho ngưng việc, đến khi vụ việc được làm sáng tỏ.

 Từ khóa: Vụ Trịnh Xuân Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Người Việt tị nạn Đức

    Một người không cần biết có tội hay không bị truy nã bèn trốn vào một tòa Đại sứ hay một quốc gia. Theo luật quốc tế, trước hết anh ta phải được nơi đó bảo vệ. Không ai được xông vào tòa Đại sứ bắt anh ta ra, hay tới nước đó bắt cóc anh ta về. Làm như vậy là xâm phạm chủ quyền nước đó một cách thô bạo. Snowden và Assange là trường hợp điển hình. Trịnh Xuân Thanh cũng vậy. Muốn gì phải làm việc chung với nước đó giải quyết theo đúng trình tự và luật pháp quốc tế.

    Đó là kiến thức tổng quát mà hồi xưa t.d. trước 75 ở miền Nam người ta không xa lạ. Không hiểu tại sao sau này rất rất rất nhiều người không biết nguyên tắc ấy. Họ thắc mắc, tại sao cảnh sát Anh không xông và tòa Đại sứ Ecuador ở Anh lôi cổ Assange ra dẫn độ về Thụy Điển để Thụy Điển xử anh về tội hiếp dâm. Họ thắc mắc, tại sao chính quyền Đức chứa chấp Trịnh Xuân Thanh và họ không ngần ngại chửi bới Đức. Vô số những dư luận viên CS đã làm như thế trên nhiều diễn đàn. Họ xuyên tạc, lừa bịp người dân không hiểu biết. Đó là nghệ thuật ngu dân của chính quyền CS. Cái gì cũng đổ lên đầu người khác, t.d. như Đức còn CSVN là thánh.

    Trịnh Xuân Thanh là một vấn đề tham nhũng của người CSVN. Anh phải bi xử đúng tội và đền tội. Nhưng nhà nước VN phải làm việc với nhà nước Đức đàng hoàng thay vì chơi trò bắt cóc, qua mặt Đức. Cái kiểu hành xử côn đồ theo thói quen mà công an VN hay làm đối với dân không thể áp dụng trên xứ Đức văn minh này được. Không ai cấm Đức có danh dự của họ và sẽ không chịu thua cái tính "láu cá" này của công an VN. Mọi chuyện đổ bể cũng vì Nguyễn Phú Trọng sốt ruột muốn bắt TXT thật nhanh bằng mọi giá. Giờ đây dân VN, nhất là dân Việt ở Đức, phải lãnh hậu quả.

      Người Việt tị nạn Đức   13/08/2017 01:24
    • @Người Việt tị nạn Đức: Đức biết công an VN cho dư luận viên đả kích Đức, Đức càng tức giận và càng làm mạnh. Nguyễn Phú Trọng phì cười nhưng dân VN lãnh đủ. Nói tóm lại Nguyễn Phú Trọng muốn chơi phe Nguyễn Tấn Dũng để lấy tiếng, dân sống chết mặc bay.

        Một độc giả   13/08/2017 14:45
    • @Người Việt tị nạn Đức Tôi chả biết lãnh hậu quả ở đây là gì, luật pháp Đức rất minh bạch ai làm người đó chịu, không thể vì một vài cá nhân mà nước Đức thù ghét cả một cộng đồng hàng trăm ngàn người Việt đang hoà nhập rất tốt, lao động chăm chỉ suốt từ thời CHDC Đức đến nay, chỉ mấy ông tỵ nạn mang trong mình tư tưởng lệ thuộc nên mới tư duy nghèo nàn như ông, chúng tôi là những người sang hợp tác lao động, chúng tôi đi sang đây có hợp đồng ký kết chứ không phải chui lủi, khi nước Đức thống nhất, chúng tôi ở lại cũng theo luật và phải có nghĩa vụ đóng góp như người Đức và cũng được hưởng quyền lợi như người Đức, chả có lý gì vì một ai đó mà chúng tôi bị đối xử khác đi. Còn các ông là ai? chúng tôi chả lạ gì, vì thù hằn với chế độ mà các ông chụp lên đầu bất cứ ai ba chữ DLV khi biểu thị chính kiến khác, các ông suốt ngày mong cho nước Đức trừng phạt Việt Nam, "Chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại đế chăm lo riêng cho bộ da của mình" - câu nói này thật đúng với những kẻ đang muốn một VN bị cộng đồng thế giới xa lánh, ghét bỏ,

        Dân hợp tác lao động   13/08/2017 10:28
    • @Người Việt tị nạn Đức : Mấy hôm nay thấy trên báo quá nhiều bình luận về vụ TXT ,Rất nhiều ý kiến trái chiều nhau cứ loạn cả lên,thấy ông nào nói cũng có lý,rồi lợi dụng vụ này 2 phe (phe ghét CS và phe ưa CS) chửi nhau quá trời luôn.Thế mới biết người Việt ở Đức cũng phức tạp ghê.Tôi nghĩ vụ TXT là việc của hai nhà nước,họ có quá đủ các giải pháp để giải quyết với nhau mình không có trách nhiệm và cũng chẳng được phép xía vào.OK bình luận chơi chơi với nhau cho vui chứ ăn thua gì mà đấu khẩu nhau ghê quá,mệt đầu nên để thời gian nghĩ đến những việc vui hơn (VD cuối tuần này đi đâu chơi nhỉ? Năm nay về VN ăn tết nhân dịp ta về miền Tây đi chơi miệt vườn bắt cá lên nướng nhậu cho nó đã...) Không sức đâu mà lo việc triều đình.

        Người Việt Yêu Nước   13/08/2017 07:34
  • D.Duc

    Du sao thi van con rat nhieu nguoi Viet van mu quang... (TS xóa bớt).

    LTS: Cảm nhận của bạn không được đăng vì bạn "chửi" người khác là... ngu. Ngoài ra bạn cố gắng viết tiếng Việt có dấu nhé.

      D.Duc   12/08/2017 18:11
  • Minh Tuyết

    Ông này bị "Ếch chết tại miệng" bảo không có bằng chứng là sai rồi, người ta có bằng chứng rành rành là theo tờ báo TAZ và tờ báo TAZ thì lại căn cứ vào thoibao.de, cứ yên tâm đi họ sẽ căn cứ vào những nguồn tin đáng tin cậy này để mò kiểu gì cũng có kết quả, mà chưa gì đã phán vội làm mất uy tín của nội vụ liên bang quá đi, thôi mất việc quay ra làm báo đi, nghề này cũng "hot" lắm

      Minh Tuyết   12/08/2017 01:34
    • @Minh Tuyết: làm báo phải là báo chống Cộng mới hot, mới nhiều like, nhiều view ảo, chứ viết ba cái tin thành tựu kinh tế trong nước, tin chó cán xe trên thế giới thì báo chả nổi được.

        Ghét sống ảo   14/08/2017 14:37
  • Tuyết Minh

    Thử trích dịch „Thông cáo báo chí của Viện công tố Liên Bang Đức“ ngày 10/08/2017
    TIẾP NHẬN ĐIỀU TRA VỀ VỤ BẮT CÓC CÔNG DÂN VIỆT NAM TRINH XUAN THANH
    Hôm nay (ngày 10.08.2017) Viện Công tố Liên Bang đã tiếp nhân từ Viện Công tố Berlin vụ việc điều tra bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ đi cùng.

    Sự việc điều tra cho tới thời điểm hiện tại cho thấy các nạn nhân đã được đưa vào Sứ quán Việt Nam ở Berlin và từ đó được đưa về Việt Nam. Từ lí do sâu xa này nên Viện công tố Liên Bang đã đảm nhiệm công việc điều tra do có nghi ngờ hoạt động tình báo (Điều 99 Bộ luật hình sự) cũng như cưỡng đoạt tự do (Điều 239 Bộ luật hình sự).

      Tuyết Minh   11/08/2017 17:52

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cảm nhận mới nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây