Tiến sĩ Rupert Neudeck qua đời hôm 31/5/2016 ở Köln sau một cuộc giải phẫu bệnh tim, Ủy ban Cap Anamur cho biết.
Tiến sĩ Neudeck sinh ngày 14 tháng 5 năm 1939 ở Gdansk, Ba Lan. Gia đình ông bỏ trốn khỏi Ba Lan trong Đệ Nhị Thế Chiến và định cư tại thành phố Hagen, Đức.
Ông theo học ngành luật nhưng bỏ ngang và đổi sang thần học, triết học và xã hội học. Ông thành hôn với bà Christel năm 1970 và họ có ba người con.
Ủy ban Cap Anamur là kết quả vận động của vợ chồng Tiến sĩ Neudeck cùng các bạn bè, sau khi nghe thấy tin tức và những hình ảnh thương tâm về thuyền nhân Việt Nam.
Đầu tiên ông bà Neudeck đã đứng ra quyên góp và thành lập "Ủy ban một con tàu cho Việt Nam" ở Đức (tiếng Đức: Ein Schiff für Vietnam), và chỉ sau vài ngày số tiền đã đủ để Ủy ban mướn một con tàu và cho ra khơi thi hành công việc cứu vớt thuyền nhân trên Biển Đông.
Từ năm 1979 cho đến 1987, những chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur, đã vớt tổng cộng 11.300 thuyền nhân rồi đưa họ về bến an toàn.
Tổng cộng có bốn chiếc tàu được sử dụng cho sứ mệnh cứu người vượt biển. Sau này Cap Anamur còn hoạt động tại Colombia, Ethiopia và Iraq.
Ngày 9/8/1979 chiếc tàu Cap Anamur I bắt đầu khởi hành từ Hamburg, và chuyến cuối cùng trở về cảng này là tháng 8/1986.
Ngày 9/8/2014 kỷ niệm 35 năm tàu Cap Anamur cứu vớt thuyền nhân được tổ chức tại Hamburg.
Một trong những người đứng ra tổ chức sự kiện này là cựu thuyền nhân Nguyễn Đình Phúc nói ông Neudeck là ân nhân của thuyền nhân Việt Nam.
"Cộng đồng người Việt tị nạn toàn nước Đức nói chung và ở tại Hamburg nói riêng chân thành cảm ơn ông Neudeck và người Đức đã mở lòng nhân đạo, cứu vớt và nhận cho thuyền nhân Việt Nam được cư ngụ tại nước Đức."
Một cư dân Hamburg trong Ủy Ban Cap Anamur, ông Nguyễn Hữu Huấn, từng được tàu Cap Anamur vớt, sau trở lại làm việc trên những chuyến tàu ra khơi cứu người này.
Ông Huấn kể với RFA: “Năm 1980 tôi đi vượt biên lần thứ ba, ghe của tôi bị hải tặc cưới hai lần. Khi ghe lênh đênh ngoài biển và không còn dầu nhớt nữa, máy đã bị hư, thì chúng tôi được tàu Cap Anamur cứu."
"Lúc đó trên tàu Cap Anamur có chiếc trực thăng, thấy được ghe của tụi tôi và tàu đã đến cứu, đó là khoảng tháng Ba năm 1980."
"Lúc đó cảm giác như là được sống lại, nhìn thấy con tàu đồ sộ, cái ghe của mình quá nhỏ nà con tàu thì quá to thì chúng tôi rất bàng hoàng, có thể nói là được một lần nữa tái sinh."
Ông Huấn nhớ lại ông và các thuyền nhân khác lúc đó đã rớt nước mắt ôm chầm những người thủy thủ trên tàu Cap Anamur.
Quốc Vinh
Nguồn tin: www.sbs.com.au
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Ngày 23.09.2018 hơn 300 thành viên và các cháu thiếu nhi tại Leipzig và vùng phụ...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.
@Vũ Thị Mưa
Cơn mưa mùa hạ làm tôi mát lòng! Vì mình chỉ làm được việc putzen nên mới không có...
Ban tổ chức sự kiện „Áo dài xuống phố – ADXP“ đã có thiện tâm ngừng, nhường „sân bóng“ lại cho „Áo...
Sa Huỳnh (Berlin): Cuối tuần tới, ngày CNhật 18.8.2019, tại Berlin có "2 sự kiện đẹp" cùng diễn ra 1...
Hoan nghênh các anh cho : THƠ VIỆT KIỀU ĐỨC sang tập 2 .
Thi nhân tâm huyết...
Chào các bạn. Mình là cựu du học sinh CHLB Đức, Mình muốn có cơ hội hợp tác với các bạn trong lĩnh...
Họ có bán không ngài TBT, mua chiếc về làm du lịch mũi nhọn.
Bìa sách không thể gọi là thiết kế mà là ghép ảnh
@Công Tiến Tôi đang tìm Tiến cho một người Bạn về Tập truyện của Bạn gửi cho họ, Hãy liên lạc với...