Thông tấn xã Việt Nam dẫn tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương cho biết nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã từ trần vào hồi 1h30 ngày 17-3-2018 tại quê nhà Củ Chi, TP.HCM.
Ông Phan Văn Khải sinh ngày 25-12-1933, quê quán huyện Củ Chi, TP.HCM. Là một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ở chặng đường đầu của công cuộc Đổi mới - phát triển đất nước, Thủ tướng Phan Văn Khải là người tích cực và quyết tâm xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, đi đôi với mở cửa, hội nhập quốc tế.
Trong gần hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, những luật căn bản trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và mở cửa được xây dựng. Chính phủ nhiệm kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải được đánh dấu bằng việc ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại "giấy phép mẹ", "giấy phép con", trải qua nhiều vòng đàm phán gay go trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO...
Thủ tướng Phan Văn Khải đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (năm 2014) để ghi nhận những cống hiến của ông trong sự nghiệp cách mạng.
Thủ tướng Phan Văn Khải (phải) bên hành lang Quốc hội ngày 16-6-2006 - ngày ông bày tỏ mong muốn từ nhiệm, cùng phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng - người kế nhiệm ông sau này - Ảnh: VIỆT DŨNG
Ông Phan Văn Khải đảm nhận cương vị người đứng đầu Chính phủ trong gần 9 năm (1997-2006). Dấu ấn quan trọng nhất của Chính phủ giai đoạn này là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999 - được đánh giá là bước tiến làm thay đổi đất nước: xóa bỏ những rào cản đối với quyền tự do kinh doanh của người dân, mở đường cho khu vực doanh nghiệp tư nhân tìm được chỗ đứng xứng đáng trong nền kinh tế.
Luật Doanh nghiệp được sửa đổi năm 2005, và gần đây nhất là năm 2014, tiếp tục tinh thần "cởi trói" cho doanh nghiệp, xóa thêm nhiều giấy phép con, giảm bớt nhiều thủ tục, tạo sân chơi ngày càng bình đẳng cho các thành phần kinh tế cạnh tranh cả trong nước và hội nhập quốc tế.
Về đối ngoại, một trong những dấu ấn lớn trong 2 nhiệm kỳ của ông Sáu Khải là việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ với chuyến công du lịch sử đến Mỹ (từ 20 đến 25-6-2005).
Là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ năm 1975, Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó đã hội kiến với Tổng thống George W. Bush, gặp gỡ đại diện chính giới và doanh nghiệp Mỹ, chuyển đến các bạn Hoa Kỳ thông điệp thúc đẩy hợp tác thương mại Việt - Mỹ.
Chuyến thăm đánh dấu 10 năm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, đồng thời mở ra hơn một thập kỷ tiếp theo hai quốc gia ngày càng lại gần nhau hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, văn hoá, giáo dục, giao lưu nhân dân, đặc biệt là việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện ngày 25-7-2013.
Thủ tướng Phan Văn Khải hội kiến Tổng thống George W. Bush tại Phòng bầu dục của Nhà Trắng trong chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ tháng 6-2005 - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
Gần 1 năm sau chuyến thăm ý nghĩa này, ngày 16-6-2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có bài phát biểu cuối cùng trước Quốc hội, bày tỏ mong muốn từ nhiệm sớm 1 năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 do tuổi cao.
"Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công diễn ra có phần tệ hại hơn mấy năm qua. Trước những việc như vậy, có phần trách nhiệm của các bộ có trách nhiệm, của Chính phủ, của cá nhân tôi là người đứng đầu. Tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân", ông Sáu Khải nói trước Quốc hội khi đó.
Tâm điểm của cuộc chiến chống tham nhũng trong giai đoạn ông làm Thủ tướng chính là vụ án "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" của Bùi Tiến Dũng và thuộc cấp tại Ban quản lý các dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải - vụ PMU 18.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (thứ hai từ trái sang) tại buổi họp mặt truyền thống cách mạng Sài Gòn - Gia Định mừng xuân, mừng Đảng năm 2012 do Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ TP.HCM tổ chức ngày 27-1-2012 - Ảnh: MINH ĐỨC
Với TP.HCM, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có sự gắn bó đặc biệt. Ông sinh ngày 25-12-1933 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
Trước khi tham gia Chính phủ năm 1989, ông công tác và kinh qua nhiều cương vị tại TP.HCM, làm phó chủ tịch UBND TP, rồi phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP (1985-1989), là giai đoạn TP cùng cả nước bước vào những những năm đầu của thời kỳ Đổi mới.
Ông Phan Văn Khải gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15-7-1959, là Ủy viên Bộ Chính trị các khoá VII-VIII-IX. Ông nhận huy hiệu 55 tuổi đảng ngày 8-12-2014 tại TP.HCM.
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...