Các báo cáo của Frankfurter Allgemeine chỉ ra, khoản chi phí 21 tỷ Euro đánh vào tiền thuế cho các sứ mệnh trên, trong thực tế cao hơn so với những đánh giá trong quá khứ. Còn theo Spiegel and FAZ, chi phí chỉ là một khía cạnh của vấn đề, cái giá con người phải trả còn nghiêm trọng hơn. 37/108 binh lính Đức bị thiệt mạng trong khi đang thi hành nhiệm vụ.
“Các nhiệm vụ [của quân đội Đức] tại nước ngoài không chỉ tốn kém tiền bạc – nhiều binh lính đã phải trả giá bằng mạng sống của mình. Điều này đặc biệt đau đớn, bởi vì thông thường không có các cuộc xung đột vũ trang nào được giải quyết thông qua triển khai quân đội,” ông Sabine Zimmermann, Phó chủ tịch Đảng Die Linke nói. Ông cho rằng, lực lượng quân đội Đức cần phải quay trở về đúng bản chất là một “lực lượng phòng thủ”, rút ra khỏi các nhiệm vụ nước ngoài, đồng thời “xuất khẩu vũ khí cần phải bị cấm.”
Những thông tin trên xuất hiện vào đúng thời điểm nhiều chính trị gia đang kêu gọi cần có một sự cải tổ lớn cho chính sách quân sự của nước Đức. Ông Martin Schulz, nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ xã hội Đức, đồng thời là đối thủ của Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc bầu cử tháng Chín sắp tới - đã không tiếc lời chỉ trích kế hoạch gia tăng chi tiêu quân sự của Chính phủ hiện tại. Tăng cường ngân sách quốc phòng chính là một yêu cầu được Tổng thống Trump nhắc đi nhắc lại trước các thành viên trong NATO.
Hôm thứ Tư (23/8), ông Schulz đề xuất, số tiền dự chi cho ngân sách quốc phòng để đáp ứng được mức 2% GDP (áp dụng cho các quốc gia NATO) nên được sử dụng cho giáo dục và phúc lợi xã hội.
Ngoại trưởng Sigmar Gabriel cũng bày tỏ sự không hài lòng trước những chương trình vũ trang quy mô lớn của nước Đức. Tuần trước, ông đã viết một bài bình luận, trong đó đề cập, Berlin không được “quỳ gối” trước những áp lực của Washington về ngân sách quốc phòng. Theo ông, nước Đức cần phải thoát khỏi “thứ logic rằng nền an ninh sẽ chỉ đạt được thông qua trang bị vũ trang.”
Đức hiện đang chi khoảng 37 tỷ Euro (tương đương 43,6 tỷ USD) cho quốc phòng – tương đương với 1,2% GDP. Chạm mức 2% đồng nghĩa với việc chi phí quốc phòng có thể sẽ phải tăng gấp đôi. Schulz và Thomas Opperman – một nhà lãnh đạo khác của Đảng Dân chủ xã hội Đức khẳng định trong một bài viết, mục tiêu này không chỉ phi hiện thực, mà nó sẽ không được người dân Đức chấp nhận, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử của nước này.
Hai nhà chính trị gia phân tích, nếu chi tiêu quốc phòng được tăng gấp đôi, nước Đức sẽ trở thành cường quốc quân sự lớn nhất tại châu Âu, và theo họ, “không ai muốn điều này bởi vì lịch sử của chúng ta. Nó cũng không mang lại ý nghĩa gì cho tương lai.”
Bên cạnh vấn đề ngân sách, một số vấn đề khác cũng đã để lại những ảnh hưởng tiêu cực lên danh tiếng của quân đội Đức. Hồi tháng Một, tờ báo Augsburger Allegmaine tiết lộ, gần một nửa trong số 225 xe tăng cận chiến của quân đội Đức cần phải được hiện đại hoá khẩn cấp và chỉ 38 trên tổng số 89 máy bay chiến đấu Tornado của Đức sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Kênh truyền hình Deutsche Welle của Đức cho biết thêm, chỉ 25/57 các máy vận chuyển của không lực Đức có thể vận hành chỉn chu.
Tờ Die Welt đưa tin, các phương tiện thiết giáp mà quân đội Đức triển khai đến Mali trong một nhiệm vụ của Liên hợp quốc, đã không thể hoạt động trong điều kiện “bụi bẩn” và “đường đá”. Các trực thăng tấn công Tiger của không lực nước này tại Mali cũng thường xuyên gặp vấn đề hỏng hóc khi nhiệt độ vượt quá 43 độ C (nhiệt độ ban ngày trung bình tại Mali vào khoảng 44-45°C).
Cuối tháng Bảy, Đức đã “mất” chiếc Tiger đầu tiên tại Mali. Hãng tin Reuters dẫn lại kết quả một cuộc điều tra quân sự cho biết, một số bộ phận của chiếc phi cơ không hoạt động (bao gồm cả rotor cánh quạt chính) trong vòng 10 giây trước khi đâm xuống sa mạc.
Minh Đức
Nguồn tin: Tổ Quốc
Ý kiến bạn đọc
Ngày 25/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức...
Ngày 24.10 đã diễn ra cuộc hội thảo chuyên đề về sức khỏe tinh thần của người...
Ngày 14.10.2018 gần 100 vận dộng viên bộ môn quần vợt tại CHLB Đức và Châu Âu đã...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...
rat thich cac chi lam vuon o Duc. em muon tim hieu them
Tháng 8/ 75 mới bàn giao từ UB quân quản cho THVN.Bạn đó có thể vào sau đó, nói là sau 30/4 là không...
Xin chia buồn với gia đình BS. Nguyễn Minh Sơn. Cầu mong anh sớm siêu sịnh tịnh độ cõi niết bàn❤️
Cam on NguoiViet da GsVs da cho.chung toi biet su that
gs Hoàng Xuân Phú- Ông là một nhà khoa học tâm huyết, Một người yêu nước thương dân đích...
Sẽ có một ngày sự thật sẽ bày phơi
Vết nhơ ấy sẽ tạc vào lịch sử
Và nhân dân sẽ được...
Cám ơn NguoiViet.de đã phỏng vấn.
Cám ơn ý kiên trung thực của bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT...
Cảm ơn Thiên Nga.