Sống ở CHLB Đức chắc mỗi người trong chúng ta đều nhận thấy, nhân dân nước này không thường xuyên tổ chức kỷ niệm ngày thành lập một cơ quan, ôn lại một thành công trong quá khứ, gợi lại hình ảnh của ngày xưa. Bởi vì, nếu như vậy gần như tất cả các ngày trong năm họ đều có lý do tổ chức sự kiện, làm sao còn thời gian và trí tuệ cho những cuộc cạnh tranh rất khốc liệt trong thời đại Toàn cầu hóa ngày nay!
Nhưng những gì thảm khốc do con người gây ra (đánh tòa tháp đôi ở New York và Lầu năm góc ở Washington) hoặc thảm họa thiên nhiên quá nặng nề (sóng thần ở Nhật 2011) thì họ tổ chức tưởng niệm để thường xuyên đánh thức lương tri nhân loại, góp phần ngăn ngừa những thảm họa tương tự trong tương lai.
Họ không tổ chức những ngày như ta kỷ niệm: Ngày nhà báo, Ngày phụ nữ, Ngày thương binh liệt sĩ, Ngày nhà giáo, nhưng họ có nhiều ngày lễ Thiên chúa giáo. Họ cho rằng, tín ngưỡng là chất keo vô hình để gắn kết xã hội, những giá trị nhân bản trong kinh thánh giúp kìm bớt tính hoang dại của một số nhóm người và khơi dậy tính bao dung trong tâm thức những người theo Thiên chúa giáo. Điều đó rất cần thiết vì hơn 90% dân số nước Đức theo Thiên chúa giáo, dù là Ki-tô hay Tin- lành. Đó là tư duy văn hóa của phần lớn người dân châu Âu.
Những năm sau khi nước Đức tái thống nhất, tình hình xã hội có một thời gian đáng lo ngại, đặc biệt đối với người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam ta. Tư tưởng thù ghét người nước ngoài ở một bộ phận dân chúng CHDC Đức đã có từ lâu. Họ là những người vị kỷ hẹp hòi, không cần biết người Việt sang đây vì CHDC Đức rất thiếu lao động, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nhẹ. Họ chỉ cho rằng, người nước ngoài mua hết hàng của họ để gửi về nước. Hồi đó người dân CHDC Đức cũng rất thiếu hàng (Man kauft, was es gibt, nicht was man braucht / Người ta mua ngay những mặt hàng mới xuất hiện, chứ không phải lúc cần mới tìm mua). Sự bực tức ấy không dám thể hiện công khai vì an ninh Đông Đức rất mạnh. Sau ngày tái thống nhất 1990, chế độ xã hội tự do như những cơn mưa để tư tưởng đó nảy mầm và phát triển. Đối với người Việt Nam ta, sự kiện xảy ra ở Ký túc xá công nhân Rostock – Lichtenhagen năm 1992 là một trong những cú sốc lớn. Cũng năm 1992 một người Hợp tác lao động Việt Nam tên là NGUYỄN VĂN TÚ bị một kẻ mang tư tưởng phát xít đâm chết ở Marzahn am Brodowiner Ring ngày 24.04.1992. Hồi đó chính quyền Đức kết hợp với những người Việt Nam có trách nhiệm đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn và diễu hành với sự tham gia của hơn 2000 người.
Sự phản ứng dữ dội như vậy đã góp phần làm chùn tay tội ác, nhưng vì cuộc sống có quá nhiều việc cần phải làm nên những sự kiện như thế này cứ rơi dần vào quên lãng. Ngày 24 tháng 4 năm nay là ngày giỗ lần thứ 25 của anh NGUYỄN VĂN TÚ, một phần tư thế kỷ đã trôi qua! Cho dù hiện nay chúng ta đỡ lo lắng hơn so với những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhưng phải hết sức cảnh giác. Những người có tư duy Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở châu Âu đang ngày một đông. Hiện tượng tấn công người nước ngoài, tấn công chỗ ở và chỗ bán hàng của họ không còn hiếm nữa. Hôm qua anh TÚ bị giết hại, nhưng biết đâu ngày mai bạn là nạn nhân!
Để đánh thức tinh thần cảnh giác và thể hiện hành động chống chủ nghĩa cực hữu, Hội chống phân biệt chủng tộc, bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài kết hợp với Hội người Việt Nam Berlin – Brandenburg tổ chức tưởng niệm 25 năm ngày anh NGUYỄN VĂN TÚ bị giết hại tại địa điểm Brodowiner Ring 8, 12679 Berlin vào hồi 17 giờ ngày 24.04.2017. Đại diện các hội đoàn, trong đó có Hội người Việt Nam Berlin – Brandenburg sẽ có những bài phát biểu về các sự kiện liên quan đến vấn đề bảo vệ người nước ngoài ở nước Đức, cụ thể là Berlin.

Những người tổ chức rất mong muốn bà con người Việt dành một chút thời gian đến tham dự sự kiện quan trọng này. Đó cũng là biểu hiện rất rõ nét tinh thần trách nhiệm công dân. Con người không thể là sinh vật sống đơn lẻ như một con cáo, kiếm ăn một mình và chết một mình, mà chúng ta cần cộng đồng để giúp ta những lúc khó khăn nhất, bảo vệ ta những lúc nguy biến nhất và chia sẻ với ta những lúc đau buồn nhất.
Nguyễn Thế Tuyền, Hội trống cơm Berlin
Xem thêm:
>> Tuần hành tưởng niệm Nguyễn Văn Tú - Chống bạo lực phân biệt chủng tộc
Bài viết của anh Sa Huỳnh nói sơ bộ lên đc nhiều điều thiết thực.
Về phần LH hay 1 tổ chức đại...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết đúng Không gian thời gian khá llý thú vị , con mèo của thời trai gái rập rình mèo chuột ,...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
Bắt là đúng, những thằng chỉ điểm này cùng gia đình của nó phải trục xuất vĩnh viễn ra khỏi châu Âu...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Gương người tốt việc tốt. Nhiều người họ có lòng tốt không có lòng Tham - Sân - Si và nhiều đệ tử đã...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Chẳng lẽ ông BT họ Mai không có chuyên viên VP và chẳng le các NXB ỏe VN xuất bản sách không có BTV...