Tổ chức di cư quốc tế IOM và sự hỗ trợ cho kế hoạch hội nhập trở lại Việt Nam

Thứ năm - 16/06/2016 17:37
Tổ chức di cư quốc tế (Internationale Organisation für Migration, viết tắt là IOM) được thành lập từ năm 1951, có trụ sở chính tại Genf (Thụy Sĩ) và có văn phòng ở trên 150 nước trên thế giới.
Tổ chức di cư quốc tế IOM và sự hỗ trợ cho kế hoạch hội nhập trở lại Việt Nam

Kể từ  khi được thành lập đến nay, IOM đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác khác nhau: các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính của mình trong việc tìm kiếm các giải pháp thiết thực cho vấn đề di cư và ủng hộ cho những người có nhu cầu nhập cư thông qua việc hỗ trợ nhân đạo, bao gồm cả những người tỵ nạn và những người di cư.

Cộng hòa Liên bang Đức đã trở thành thành viên của IOM từ năm 1954 và là một trong các nước thành viên lớn tuổi nhất. Đại diện của IOM tại Đức đóng tại Berlin, Nürnberg và có một nhân viên tại sân bay Frankfurt am Main.


Người Việt hồi hương tại sân bay Frankfurt (Ảnh: IOM)

Việt Nam là thành viên thứ 127 của IOM từ năm 2007. IOM có  hai văn phòng đại diện ở Viêt Nam  tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng Thông tin và tư vấn  hồi hương của IOM tại Berlin đóng tại Sở ngoại kiều từ cuối năm 2006. Đã có hàng nghìn người di cư tự nguyện hồi hương tìm đến xin tư vấn tại đây.

Dự án „Kế hoạch hội nhập trở lại Việt nam“ được bắt đầu từ năm 2012, do quỹ hồi hương châu Âu cùng Bộ Nội vụ và Thể thao của Bang Berlin tài trợ. Mục đích của Dự án là giúp cho những người tự nguyện hồi hương  trong việc lập Dự án được trợ cấp bằng hiện vật. Với sự giúp đỡ trong việc lập kế hoạch tái hội nhập phù hợp với nguyện vọng và khả năng của từng cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động tạo ra thu nhập, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ về y tế hay cải thiện về nhà ở. Qua đó, giúp cho những người hồi hương tái hội nhập lại dễ dàng và có được một sự khởi đầu hiệu quả cũng như bền vững, lâu dài tại quê nhà.
                                  


Anh D. được hỗ trợ trong việc mở một xưởng cơ khí (Ảnh: IOM)

Từ khi dự án bắt đầu cho đến nay đã có trên 70 người tự nguyện hồi hương được nhận sự hỗ trợ,  30 người trong số đó là phụ nữ. Phần lớn trong số họ đã lựa chọn sự hỗ trợ cho các hình thức kinh doanh để tạo ra thu nhập như: mở nhà hàng, buôn bán rau hoa quả, mở cửa hàng tạp hóa, chăn nuôi gia súc, cửa hàng công nghệ thông tin, dịch vụ thầu xây dựng và họ đã gặt hái được những thành công nhất định, có thu nhập đều đặn và một cuộc sống ổn định.


Chị L. được hỗ trợ cho việc mở sạp hàng bán hoa quả (Ảnh: IOM)

Dự án này là một giải pháp cho những người tỵ nạn đang ở  Đức nhưng không có một tương lai hứa hẹn. Những người thuộc đối tượng này có cơ hội tự mình quyết định để trở về quê hương, không chờ đến lúc bị cưỡng chế trục xuất.


Anh N. được hỗ trợ cho việc chăn nuôi bò (Ảnh: IOM)

Dự án này đã được nhiều người Việt di cư ở Berlin đón nhận và hoan nghênh. Số người Việt tìm đến xin tư vấn ngày càng tăng lên rất nhiều. Đến với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của mình, sẽ nhận được đầy đủ các thông tin cần thiết  và chúng tôi sẽ giúp bạn có được một kế hoạch tái nhội nhập hoàn hảo nhất  tại địa phương nơi bạn sinh sống sau nhiều năm xa xứ.


Anh N. được hỗ trợ cho việc mở một sạp hàng bán quần áo (Ảnh : IOM)


Chị H. được hỗ trợ cho việc mở một tiệm tạp hóa (Ảnh: IOM)

Sự hỗ trợ này chỉ dành cho những người Việt tỵ nạn đăng ký tại Berlin.

Bạn là đối tượng nói trên nếu có nhu cầu thì hãy đến với chúng tôi theo địa chỉ và lịch làm việc dưới đây:
 
 
Văn phòng chính quyền bang về các vấn đề công dân và trật tự công cộng (LABO)

Sở ngoại kiều
Nhà A, tầng 1, phòng 176
Friedrich-Krause-Ufer 24
13353 Berlin
Tel:
  • 030 90269 4848
  • 0171/8631614

 E-Mail:
  • sselimagic@iom.int
  • thpham@iom.int
  • sslipetz@iom.int

Giờ tiếp khách:
  • Thứ hai, thứ ba: 07:00 - 14:00 h
  • Thứ tư, thứ sáu: theo lịch đã hẹn trước
  • Thứ năm: 10:00 - 18:00 h

Hướng dẫn đi bằng giao thông công cộng:
  • U9 (xuống bến Amrumer Str.)
  • S 41, S 42 (xuống bến Westhafen)
  • Bus 147, M27

 



Lam Thanh (Berlin)  

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cảm nhận mới nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây