Quanh vụ việc TXT, mấy ngày qua nhiều bạn hỏi tôi chủ yếu tập trung vào 3 chủ đề: Kết quả cụ thể của việc xin tị nạn của TXT như thế nào? Thực hư chuyện „bắt cóc“? Quan hệ Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc?
Đây là câu trả lời của tôi:
1. Tờ Báo Miền Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông TXT sang Đức năm 2016 và ngày 24.07.2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nan. Như vậy có nghĩa là, ông TXT trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở VN và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Có thể có một phiên dịch của văn phòng dịch thuật tư nhân hỗ trợ ông khai báo và đọc các tờ hướng dẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của người xin tị nạn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ VN sang Đức, lý do xin tịn nạn, muốn nộp giấy tờ gì… Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tị nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào. Theo Điều 32, thủ tục xét tị nạn sẽ được đình chỉ (Einstellung). Thông thường, sau 4 tuần mọi chuyện được kết thúc. Hồ sơ thủ tục xin tị nạn được lưu trữ 10 năm và sau đó được hủy. Như vậy ông TXT chưa được hưởng quy chế tị nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo. Liên quan đến câu hỏi, liệu TXT đã cung cấp thông tin tình báo, tôi xin trích dẫn bài báo của tờ Thế giới (Welt) phiên bản điện tử đăng hôm 04.07.17 „Tình báo cùng nghe“. Bài báo trích dẫn lời Giám đốc Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn: Từ vài tháng nay, khi phỏng vấn xin tị nạn, trong một số trường hợp, cán bộ cơ quan tình báo ngồi cùng bàn để nghe và nếu cần sẽ đặt câu hỏi. Như vậy có thể đoán, TXT chưa gặp TB Đức.
2. Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông TXT „bị bắt cóc“. Ngày 02.08.2017, hãng thông tấn xã Đức dpa đưa tin, „nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc“. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là „vermuten“. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của công an Berlin: „Đây là một trường hợp nghi ngờ“ (tiếng Đức „Das ist ein Verdacht“). Trường hợp nghi ngờ cao hơn là nghi ngờ khẩn cấp (dringender Verdacht). Một điều phi lý trong quả quyết „bắt cóc“ là chi tiết „có người thấy ông TXT bị lôi vào xe ô tô“. Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là Ringfahndung.Tuyên bố của Bộ NG Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà LS đại diện cho TXT trong thủ tục xét tị nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan sau chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Liên bang: cảnh sát LB (tức CA biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn, cục kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc TXT.
3. Khi nhận định về quan hệ ngoại giao Đức-Việt trong thời gian tới phải chú ý đến các yếu tố sau: trong con mắt của người Đức ông TXT là một người như thế nào? Báo chí Đức gọi ông ta là một „Geschaeftsmann“, người kinh doanh, trong quá khứ ông là Phó chủ tịch một tỉnh nhỏ, như vậy ông ta chỉ là cựu chính trị gia cấp địa phương, ông nổi tiếng vì tham nhũng, ham chơi, thí dụ xe tư nhân tiền tỉ gắn biển KS chỉ dùng cho xe công vụ. Lãnh đạo Bộ nội vụ Liên bang hiện nay là người của đảng CDU, Lãnh đạo Bộ NG là người của đảng SPD. Ngày 27.09.17 Đức bầu cử QH và tháng 10.2017 có CP mới. CP mới sẽ quyết định về đường lối NG mới. Chưa biết đảng nào sẽ thắng cử, nhưng chắc chắn, không vì TXT mà nước Đức làm xấu đi quan hệ toàn diện với Việt Nam. Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện TXT sẽ chìm trong sự lãng quên. Cũng chẳng hay ho gì cho Nhà nước Đức, nếu ai đó nhắc lại vụ việc này. Hiện nay người Đức đang quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác. Người được lợi nhiều nhất có lẽ là bà LS đại diện cho TXT. Tên bà được nhắc trên báo và truyền hình và đó là quảng cáo rộng rãi mà không tốn tiền, chỉ tốn nước bọt. Nhưng bọn phản động trong và ngoài nước còn khai thác đề tài này lâu hơn.
FB Hồ Ngọc Thắng
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Nhân việc đồng chí Hồ Ngọc Thắng đang “hân hoan” về việc “công lí đã được thực hiện” tôi mới tìm ra bài này. Đọc xong tôi mới biết được khả năng “tiên tri” của nhà ..”chuyên gia luật” cừ khôi này ... giỏi đến cỡ nào. Chúc mừng BAMF đã chia tay được với “đồng chí” ... chiến sĩ thành cổ Quảng trị ngày nào!
Trong khi Đức đang tiếp tục điều tra, người khôn ngoan đừng nên viết comments trên Facebook của Hồ Ngọc Thắng. Địa chỉ của người viết rất dễ bị truy ra và có thể bị liên lụy. Cần nhớ mọi hành vi, chẳng hạn HNT đăng bài gì, xóa comment của ai, độc giả góp ý gì, v.v. đều được Server của Facebook cũng như có thể của cơ quan tình báo Đức ghi chú lại (protokollieren) chính xác vào ngày nào, mấy giờ, mấy phút, mấy giây.
@Một độc giả: Những người liên quan trực tiếp đến HNT hoặc nhóm người "thuyết phục" đồng chí TXT về VN ... "đầu thú" họ đủ khôn ngoan để không lên mạng mà khoe thành tích đâu, liên lụy thế nào được. Ngoài ra HNT cũng xóa những comment phê phán ông ta và chỉ để các comment thóa mạ nước Đức, chửi ông ngoại trương Gabriel vì ông đã thay mặt nước Đức lên án việc vi phạm luật pháp quốc tế và các comment của các DLV hoặc "Fan cuồng" của HNT chúc ông ta ... "chiến thắng" (mà cũng chẳng hiểu là ... chiến thắng ai nữa!).
Việc ông ta bị cho nghỉ việc vĩnh viễn tự 01.09.17 đã được BAMF xác nhận và kể từ giờ phút đó ông ta sẽ có nhiều thời gian viết bài nhiều hơn cho báo Nhân dân, tạp chí Tuyên giáo ... để thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của mình. Wer es liest, ist selber schuld! Hehe....
@Chí Việt: Ai khen thì khen nhưng đối với "Người quan sát" thì Hồ Ngọc Thắng là một cái gương của sự dại dột. Người Việt thường hay nói "cái miệng hại cái thân" hay "chơi bạo lấy tiếng … ngu". Ham vui mở miệng nói bậy bạ làm mất tiêu cái job béo bở. Sắp tới lãnh Hartz 4, đói nhăn răng. Vợ tức quá chửi sao ngu thế, ca ngợi Đảng làm gì, Đảng có cho mình cái gì không, ca ngợi Mác Lênin làm gì, mấy ông già mắt xanh mũi lõ có cho mình 1 xu, để bây giờ túi thì rỗng như vô sản chân chính, thiên hạ chê cười sung sướng.
Thôi thì, thất nghiệp, có thì giờ cũng nên viết cho khuây khỏa, chửi bới cho đỡ tức, còn hơn tức quá đứng tim lúc nào không biết.
Là người nước ngoài/ người Việt thì tôi thầm mong ông Thắng không bị đuổi việc vì việc này nó sẽ làm cho các cơ quan chức năng của chính quyền Đức có cái lí do để không nhận người nước ngoài hoặc gốc nước ngoài vào làm việc hoặc nếu nhận họ cũng sẽ kiểm tra kĩ càng hơn nhiều. Là người yêu tự do dân chủ và trân trọng những gì mà chính phủ và nhân dân Đức đã giành cho VN và cộng đồng người Việt ở Đức thì tôi thấy việc sa thải ông HNT là rất đúng đắn. Tất nhiên ông Thắng có quyền thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình (nhưng chỉ với tư cách cá nhân thôi), nhưng một khi ông đưa ra những quan điểm cổ hủ (về tự do, dân chủ và quyền con người) hoặc phê phán quan chức, nghị sĩ Đức, các tổ chức nhân quyền hay vu cáo các nhà đấu tranh dân chủ trong nước là ... phản động vv. và vv..dưới danh nghĩa chuyên gia Luật của Cục Di trú là việc ... "lạm dụng" mối quan hệ công việc không thể chấp nhân được
Định không viết gì vì tôi không thấy gì đặc biệt lắm với việc Hồ Ngọc Thắng bị cho thôi việc (có lẽ báo chí mai đăng thêm chăng và báo Đức gốc Đức sẽ được tin cậy nhiều hơn). 1 điều đơn giản là lên báo chí của Đảng với nhiều bài ca ngợi tô hồng (rất lạ ở VN chỉ chăm chăm soi xét bôi đen đưa vào luật này luật kia hinh sự, chứ kẻ nào bôi hồng còn được trọng thưởng – trong khi công bằng đáng lẽ 2 thằng phải xử lý như nhau, và xin nhớ nhiều khi tô hồng tội còn nặng hơn nếu gây thiệt hại lớn hơn!) rồi danh hiệu ầm ĩ, niềm tin tuyệt đối, quan điểm nhìn người thiển cận (đâu cũng thấy phản động), rồi gần đây theo quan điểm báo Đức HNT với danh nghĩa „chuyên gia luật“ còn gánh trách nhiệm „tư vấn bậy“ cho chính phủ Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh, chê bai chính khách Đức, cơ quan điều tra … nên tóm lại từ báo lá cải đến các tờ báo lớn cũng ghét và xăm soi HNT thì tôi thừa hiểu HNT không ăn đòn vào đầu cũng ít nhất vào tai. Còn chuyện ngoài lề, tôi nghi ngờ đoạn sau đây của Thời Báo: „BAMF cũng cho biết, Hồ Ngọc Thắng không phải là một công chức mà chỉ là một nhân viên bình thường của BAMF, do đó kể từ ngày bị đuổi việc ông Thắng không còn được hưởng một đồng lương nào.“, vì đơn giản chúng ta sống ở Đức biết trừ những ai đã sống làm việc cho cơ quan an ninh Đông Đức mới bị đối xử nghiêm khắc, còn các cơ quan khác như quân đội, cảnh sát Đông Đức trước đây khi sát nhập vẫn làm việc hưởng lương bình thường – nên do đó HNT bị đuổi việc nói „không còn đồng lương nào“ mới nghe thấy có điều gì đó không phải là ở Đức (Đến Margot Honecker – vợ ông Honecker – cựu Bộ trưởng giáo dục Đông Đức bị ghét cay đắng, mà còn có lương hưu 1.500 €/tháng)! Ở đây là nói chuyện với nhau, chứ HNT là „chuyên gia luật“ biết làm điều gì có lợi nhất cho mình rồi!
@Sóng ngầm Vẫn là tôi: Taz đưa tin chính thức hôm nay 30.08.17 về việc thải hồi HNT và Sở tỵ nạn cung cấp tin này cho Taz - nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây:
http://taz.de/Nach-der-Entfuehrung-nach-Vietnam/!5443717/.
Lí do thải hồi do nguyên tắc bảo vệ dữ liệu đã không được Sở tỵ nạn cung cấp. Nhưng theo báo chí nguyên nhân thải hồi do sự thiếu trung thành với CHLB Đức và vi phạm vào nghĩa vụ trung lập. Riêng nghi vấn hoạt động tình báo (gián điệp) thông qua việc cung cấp tin tức về Trinh Xuân Thanh từ Sở tỵ nạn ra ngoài thì theo Viện Công tố Liên Bang cho Taz biết là hiện tại nghi vấn đó không tìm được chứng cứ.
Đã hơn 10 ngày trôi qua nhưng xem ra tình hình không hạ nhiệt như „tiên đoán“ của Hồ Ngọc Thắng: Theo Südeutsche Zeitung (Báo Miền nam nước Đức) hôm nay 12/08/2017 cho thấy vụ TXT vẫn tiếp tục nóng với những phát ngôn mới của các Nghị sỹ Quốc hội. Do cựu Chủ tịch Đảng SPD và Bộ trưởng ngoại giao – ông Sigmar Gabriel đã phát biểu khá mạnh mấy hôm trước - nên nếu hôm nay Người phát ngôn chính trị nội địa của Nhóm dân biểu SPD – ông Burkhard Lischka có đề cập biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với Việt Nam như trục xuất thêm các nhân viên tình báo đã biết hay đóng băng tiền dự án trong khuôn khổ hợp tác phát triển tôi cho không có gì quá mới, Tuy vậy nếu đọc ý kiến của ông Jürgen Hardt – người Phát ngôn chính trị đối ngoại khối dân biểu CDU/CSU hôm nay thì có những điểm cần chú ý. Thứ nhất Ông ta đại diện cho khối CDU/CSU, chứ chớ ai tưởng lầm Có thể Đảng CDU/CSU bỏ qua câu chuyện này. Thứ hai Ông ta đang đòi các biện pháp của EU nói chung, chứ chả riêng Đức. Và lời lẽ Ông ta khá mạnh khi nói đến trục xuất cả Đại sứ (trích nguyên văn: „etwa weitere Ausweisungen - der vietnamesische Botschafter in Berlin ist bereits zur "persona non grata" erklärt und des Landes verwiesen worden.“ Duy nhất Hardt có nói sau đó là sự trừng phạt không nên cho phép xảy ra với người dân Việt. Nguyên bản có thể đọc tại
http://www.sueddeutsche.de/politik/trinh-xuan-thanh-abgeordnete-fordern-nach-entfuehrungsfall-sanktionen-gegen-vietnam-1.3626259